Page 294 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 294
Phim tài liệu lịch sử ‘‘Hòn đảo ngọc” của chúng tôi “độc quyền” các chi
tiết chú Mười Cúc nói vể Côn Đảo, nhờ đó thuyết phục được người xem,
mặc dù kỹ thuật của truyền hình lúc đó chỉ là đen trắng và phim nhựa 16
ly. Bên cạnh hình ảnh xúc động về chỗ đổng chí Lê Hổng Phong hy sinh,
chúng tôi còn ghi được những thước phim giá trị khi chú Mười Cúc đến
chuổng cọp Mỹ để so sánh với chuổng cọp Pháp.
Đổng chí Nguyễn Văn Linh đã từng bị giam ở chuổng cọp Pháp, nhưng
đến chuồng cọp thời Mỹ, so sánh mục đích xây dựng chuồng cọp này, quả
bọn đế quốc Mỹ là bậc thầy của thực dân Pháp. Đổng chí phần tích sự tối
tần trong “nghệ thuật” hãm hại tù nhân của đế quốc Mỹ. Chuồng cọp thời
Pháp đỡ hơn vì cách đọa đày tù nhân coi “hiển” hơn chuổng cọp Mỹ, đó
là: đổ phân, rắc vôi, giam đói. Còn chuổng cọp Mỹ cách ly mặt đất, vừa
bảo đảm: rắc vôi, đổ phân, giam đói, còn thêm nhiẽu kiểu tác động cân
não, đọa đày thân xác bằng cái lạnh thấu xương của đêm Côn Đảo mùa
gió chướng, cái nóng như rang cua, nung da nấu thịt tù nhân mùa hè. Nói
vẽ “chuổng cọp Mỹ”, đồng chí Nguyễn Văn Linh cho thấy mức độ dã man
không còn tính người của đám cố vấn Mỹ bày cho bọn tay sai thiết kế
chuồng cọp. Nhưng dù thâm hiểm và ác độc hơn chuồng cọp Pháp, chúng
cũng không thể làm cho các chiến sĩ cộng sản và người yêu nước run sợ
đẩu hàng. Đổng chí nhẩm đọc những chữ viết bằng máu, khắc trên tường
lạnh, thể hiện khí phách của người tù chuồng cọp. Thấm khăn lau dòng
nước mắt, tưởng nhớ anh linh các chiến sĩ bị hãm hại ở chuồng cọp Mỹ, sự
xúc động của đồng chí Nguyễn Văn Linh đã làm nhiều người trong đoàn
đi theo đổng chí nước mắt rưng rưng.
Bộ phim cùa chúng tôi ghi đáy đủ hình ảnh và lời nói của đổng chí
Nguyễn Văn Linh ở chuồng cọp Mỹ và đó cũng là trường đoạn phim trở
thành vô giá vê’ tính chân thật và truyển cảm. Cũng như thế, chúng tôi ghi
đầy đủ hình ảnh chú Mười Cúc thân thương chia tay bà con Côn Đảo sau
chuyến đi “hành hương vê' Côn Đảo” qua cuộc mít tinh của quân và dân
Côn Đảo lưu luyến với người tù năm xưa. Đêm ấy Côn Đảo bừng sáng ánh
điện. Mọi nhà và cơ quan dổn điện cho đêm mít tinh, do máy phát điện
của đảo công suất chỉ có hạn. Bà con được xem tivi của TP. Hổ Chí Minh
qua trạm tiếp sóng đặt trên đỉnh núi chúa Côn Đảo.
293