Page 191 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 191

từ khi tôi còn trứng nước. Ngõi lặng hổi lâu để cho những xúc cảm lắng
               lại, tôi hỏi anh;
                 - Sau đó anh có gặp lại bố tôi lần nào nữa không?
                 Anh Linh ngồi trầm ngâm, dường như cố nén điểu gì đó đang xao động
               trong lòng, và kể tiếp;
                 - Cuối năm 1939, tôi được phân công tham gia lập lại Xứ ủy Trung kỳ.
               Đầu năm 1941, tôi bị địch bắt ở Vinh và bị kết án đày đi Côn Đảo. Ra đó
               tôi gặp lại anh Lê Xuân Trứ. Chúng tôi cùng bị giam ở banh hai, cùng chỗ
               với các anh Lê Duẩn, Nguyễn Côn... Banh này có nhiêu phòng, mỗi phòng
               bình thường nhốt được 50 người đã chật. Vậy mà lúc đó, để giết dẩn giết
               mòn tù chính trị, chúng nhổi vào cả hơn trăm người. Một sổ người bị bắt
               vào thời điểm khác chỉ bị cùm ban ngày, anh Trứ và các đổng chí tham
               gia khởi nghĩa Nam kỳ bị địch cùm suốt ngày đêm. Đi ngoài bằng những
               cái xô treo trên chiếc sào có thể kéo qua kéo lại. Cơm gạo mốc mà kẻ thù
               còn độc ác khi thì cho ăn rất nhạt, khi thì trộn lẫn muối rất mặn. Nhiểu
               người mắc bệnh tháo dạ, nhiều người khác bị kiết lỵ. Thuốc thang hoàn
               toàn không có. Vì vậy, không tính tù thường phạm, trong 600 đổng chí bị
               giam giữ ở đây, phẩn lớn đã bị chết, chỉ còn 200 người sống sót. Cũng như
               nhiều đổng chí khác, anh Lê Xuân Trứ bị địch giết hại ở địa ngục Côn Đảo
               bằng sự đày đọa vô cùng dã man. Để xóa vết tích của tội ác, phần mộ của
               các anh bị địch nhiểu lần cày xới tung lên.
                 Kể đến đây, giọng anh Linh càng trở nên ngậm ngùi:
                 “Anh Lê Xuân Trứ cùng nhiều đồng chí khác đã hy sinh trong hoàn cảnh
               đó, không còn để lại một mộ chí, một nắm xương. Tất cả những chuyện vé
               anh Trứ tôi đã viết lại thành một bài báo, định gửi đăng trong dịp Tết vừa
               rổi nhưng không kịp. Nhân hôm nay, tôi kể cho anh nghe...”.
                 Cơn mưa chiểu đã dứt hồi lâu mà tôi vẫn ngồi chìm đắm trong nổi đau
               khôn cùng vể cái chết bi thảm của người cha, xen lẫn niểm cảm phục và
               tự hào được là con em, được đi tiếp con đường của những con người kiên
               trung như anh Linh, như bố tôi và biết bao đổng chí khác.
                 Từ đó, trong những tháng năm tiếp theo được giúp việc anh, tôi vẫn giữ
               đúng nguyên tắc, nỗ lực làm tròn nhiệm vụ của một trợ lý. Nhưng cùng
               với sự kính trọng đồng chí Tổng Bí thư của Đảng như biết bao đảng viên



               190
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196