Page 195 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 195

là ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Tôi là một ủy viên Ban Chấp hành Thành ủy Sài
              Gòn - Chợ Lớn, tuy trình độ hiểu biết có hạn, nhưng cũng có dịp tham gia
              vào một số cuộc tranh luận. Bí thư Thành ủy lúc đó là đồng chí Nguyễn
              Thị Minh Khai. Đổng chí Nguyễn Thị Minh Khai cho chúng tôi biết đồng
              chí sẽ tổ chức cho một số đổng chí chúng tôi trực tiếp gặp thượng cấp để
              phát biểu. Mấy ngày sau, đổng chí Minh Khai giới thiệu tôi với đổng chí
              Nguyễn Văn Linh, để cùng nhau lên gặp thượng cấp.  Đoàn có 4 người:
              đổng chí Minh Khai, đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Tân (đã hy sinh
              trong kháng chiến chống Pháp) và tôi. Chúng tôi đến  18 thôn vườn trẩu
              được gặp đồng chí “thượng cấp” (sau này chúng tôi mới biết đó là đổng
              chí Lê Hổng Phong). Đồng chí Nguyễn Văn Linh thay mặt chúng tôi báo
              cáo với đổng chí Lê Hổng Phong những thắc mắc của chúng tôi. Chúng
              tôi được tranh luận một cách rất bình đẳng, dân chủ với thượng cấp, tiếp
              thu những ý kiến của đổng chí thượng cấp, đồng thời cũng được bảo lưu
              những gì còn chưa thông. Trong cuộc “hội thảo” đó, tôi có nhiểu quan
              điểm giống đồng chí Nguyễn Văn Linh, từ đó chúng tôi hiểu nhau và càng
              thân nhau. Sau cuộc gặp, mỗi người lại về địa bàn hoạt động của mình và
              trải qua những ngày tháng đấu tranh rất gian khổ. Mãi đến mùa đông năm
              1940, lúc đó tôi đã bị đế quốc Pháp bắt và kết án tù giam ở nhà lao Vinh.
              Tôi có ý định vượt ngục đê’ tiếp tục hoạt động, nhưng vì trong Đảng bộ
              Nghệ An, có người phản bội đã giúp cho mật thám Pháp phá vỡ hầu hết
              cơ sở cách mạng, nên tôi còn lưỡng lự, chưa biết vượt ngục rổi ra dựa vào
              đâu để liên lạc với Đảng. May thay, một hôm đang đi làm lao công ngoài
              đường phố, tôi thấy một thanh niên, mặc áo dài trắng, đi từ ga Vinh hướng
              về trường học. Nhìn kỹ, đó chính là đồng chí Nguyễn Văn Linh. Anh Linh
              cũng liếc mắt ra hiệu với tôi.  “ôi!  Mười Cúc đây rổi, Đảng đây rổi”, tôi
              nghẹn ngào vì cảm động, Nguyễn Văn Linh lúc đó đối với tôi là Đảng, là
              Trung ương, là phong trào cách mạng tại quê tôi. Tôi nghĩ ngay là nếu vượt
              ngục chạy ra thì thế nào cũng tìm được Đảng. Trở vể nhà lao, tôi trao đổi
              với một vài đổng chí tin cậy, thông qua người nhà liên lạc được với đồng
              chí Hoàng Đôn (lúc đó là Tmh ủy viên Nghệ An).
                Tôi trốn khỏi nhà lao, trở vể với Đảng. Nhưng tiếc thay, khi tôi đã vé được
              với Đảng, thì đổng chí Nguyễn Vân Linh lại bị đế quốc Pháp bắt và đưa vào
              Sài Gòn. Từ đó và cả trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi chỉ biết đổng


              194
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200