Page 190 - Nguyễn Văn Linh Hành Trình Cùng Lịch Sử
P. 190
chí cán bộ Thành ủy chưa kịp đi đến chỗ hẹn thì đã bị địch bắt). Tình thế
lúc bấy giờ thật nguy hiểm. Cảnh sát và mật vụ Pháp giăng lưới khắp nơi,
lùng bắt những người chúng tình nghi. Tôi định vào chợ Bến Thành núp
tạm ở nơi kín đáo chờ qua đêm rổi sáng hẵn hay. Đúng lúc đó, tôi bỗng
thấy một bàn tay vổ nhẹ sau lưng. Tôi quay lại, nhận ra anh Lê Xuân Trứ.
Anh hỏi tôi:
- Anh đi đâu mà bây giờ còn ở đây? Nguy hiểm quá, địch có thể bắt anh ngay.
Thì ra lúc đó anh Trứ đang cùng tốp thợ kéo nhau đi Biên Hòa đón Tết.
May mắn thế nào trong đêm tối, đèn đóm nhập nhoạng mà anh vẫn nhận
ra tôi. Anh bảo mấy người thợ đi trước, quay lại rủ tôi đi mua mấy thứ đổ
ăn ngày Tết như bánh chưng, giò lụa, lạp xưởng... rổi cùng ngổi xe kéo vể
một ngõ hẻm ở Chợ Lớn. Đó là một căn nhà hai tấng nhỏ, cũ kỹ. Anh Trứ
và anh em thợ thuê tầng một, còn tầng trên chủ khác ở. Đến nơi, anh vội
mở khóa dẫn tôi vào và bảo:
- Mấy ngày Tết anh cứ ở đây, chớ có ra khỏi cửa. Đi lại phải thật nhẹ
nhàng, không để những nhà chung quanh và trên gác biết có người ở trong
này. Nước rửa mặt tôi để trong xô, đi vệ sinh thì dùng tạm cái bô. Tôi đi
Biên Hòa lẽ ra mồng ba mới về, nhưng sẽ có mặt vào sáng mổng hai.
Dặn dò xong, anh khóa cửa lại, dán một mảnh giấy ngoài cửa có ghi
mấy chữ: “Chủ nhà đi vắng”. Tôi ở đó bình yên đến khi anh Trứ đi Biên
Hòa về, tìm cho một chỗ ở mới an toàn. It lâu sau, tôi bắt liên lạc được với
Thành ủy và tiếp tục hoạt động. Thật may mắn, anh Trứ đã giúp tôi vượt
qua cơn hiểm nghèo. Nếu không thì lúc đó tôi có thể đã bị địch bắt...
Nghe anh Linh kể đến đó, tôi hỏi:
- Anh có biết anh Trứ người ờ đâu không? Có phải anh Lê Xuân Trứ,
người Hà Tình không?
Anh Linh ngạc nhiên hỏi lại:
- Đúng, anh Lê Xuân Trứ là người Hà Tĩnh. Sao anh biết?
- Đó là bố tôi!
Anh Linh ngỡ ngàng nhận ra tôi là con trai người bạn, người đồng chí
của anh là Lê Xuân Trứ. Còn tôi, tôi thật bất ngờ và xúc động trước câu
chuyện anh kể có liên quan đến người cha kính yêu của mình đã hy sinh
189