Page 74 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 74
gần Lãng Ngâm thuộc di chỉ văn hỏa Đông Sơn có niên
đại cuối thế kỷ 3 đầu thế kỷ 2 trước Công Nguyên. Đại Bái
nổi tiếng là một trung tâm đồng, nhưng là gò chứ không
phải đúc đồng, về hành trạng của Nguyễn Công Truyền có
nhiều thuyết khác nhau. Căn cứ theo thần phả và sác phong
ông sinh năm 989 mất năm 1069, con ông bà Nguyễn Công
Tiến. Năm lên 6 tuổi ông đã theo cha mẹ vào sống ở Thanh
Hóa. Lớn lên nhập quân ngũ, 25 tuổi làm quan Đô úy dưới
triều Lý, được phong chức Điện tiền tướng quân. Năm
1048 vì cha mất ông xin từ quan về Thanh Hóa lo việc
tang, rồi đưa mẹ về quê và từ đó tìm tòi sáng tạo ra nghề
gò đồng.
Theo “Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí” Nguyễn Công
Truyền lại làm quan Hiệu úy đời Lê. Thời Hồng Đức, ông
đi theo đoàn sứ bộ sang Trung Quốc trở về được phong
chức Phấn lực tướng quân. Thời gian đi sứ ông đã quan
sát và tìm hiểu về nghề đồng, để rồi trở về sáng chế ra
một nghề mới là gò đồng. Dân làng Đại Bái tôn ông làm
tổ nghề và dựng đình thờ ông. Hiện ở quê hương vẫn còn
lăng mộ ông. Dân làng Đại Bái đi làm ăn mọi nơi và ở đâu
họ cũng dựng đền thờ vọng tổ nghề, như ở Đại Bái huyện
Đông Sơn, Thanh Hóa, Đại Bái (H uế)...
Gần đây chúng tôi mới phát hiện được một tờ trát của
Tổng đốc Ninh Thái, trao cho phó cà Nguyễn Văn Thạc
cầm đầu một toán thợ gò đồng xã Đại Bái huyện Gia Bình,
gồm 23 người với đầy đủ đồ nghề vào kinh đô Huế để phục
vụ vào ngày mùng 4 tháng 2 niên hiệu Đồng Khánh thứ
78