Page 79 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 79

tượng vẫn còn. Đền không biết xây từ bao giờ nhưng vào




                                             năm Cảnh Hưng đã được tu bổ khang ừang lộng lẫy.






                                                       Hàng năm dân  làng tổ  chức giỗ tổ vào mùng 6 tháng




                                              giêng, ngày mất của tổ nghề. Ngày đó người thợ cao tuổi




                                              nhất làng được ra đền thắp hương, rồi dẫn đầu đám rước



                                              kiệu tổ đi quanh làng. Đám rước bao giờ cũng tổ chức ban




                                              đêm, khiêng kiệu là 8 chàng trai và 8 cô gái khỏe khoắn,




                                              chưa vợ chưa chồng. Kiệu có 3 chiếc lọng, chiếc lớn ở giữa




                                              che đầu cụ tổ nghề, hai lọng nhỏ che hai vai. Đi sau dám




                                              kiệu là con dân làng gốm. Ai không phải người làng gốm




                                              không được đi theo đám rước. Trên đường qua xóm ngõ,




                                              các gia đình đều phải dâng đuốc để soi sáng mặt tổ nghề,




                                              nếu thấy mặt cụ tổ có ánh đỏ rực rỡ thì năm đó làng nghề




                                              làm  ăn phát đạt. Ngày  khai  nghiệp tổ  chức vào  ngày  16




                                              tháng giêng âm lịch cũng rất trọng đại. Dân làng mổ lợn tế




                                              để sáng hôm sau các lò gốm bắt đầu đỏ lửa. Trước khi nung




                                              trưởng các phường phải biện một ván xôi, một con gà để



                                              làm lễ tổ ngay trên nóc lò. Mọi việc đều được làm vào ban




                                              đêm. Khi cúng người có thai hoặc người làng khác không




                                              được dự.










                                                       11. Hoàng Quang Hưng, Trương Trung Ái






                                                       Căn cứ vào một số tài liệu chữ Hán và chữ Pháp thì vào




                                              thời Triệu Đà có người thợ gốm phương Bắc tên là Hoàng




                                              Quang  Hưng  đến  vùng  Cửu  Chân  (Thanh  Hóa)  làm  ăn.




                                              Ồng biết sử dụng bàn xoay, cối xay, để nghiền luyện đất và




                                              vuốt chum, vại. Bấy giờ địa phương có người tên là Trương











                                                                                                                                                                                                                    83
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84