Page 80 - Nghề Thủ Công Truyền Thống Việt Nam
P. 80
Trung Ái rất muốn học nghề nên mời ông thầy Tàu ở lại.
Sau khi nghề nghiệp đã tinh thông hai người rủ nhau đến
làng Đẩu Khê, huyện Thanh Lâm (tỉnh Hải Dương ngày
nay) hành nghề và dạy cho dân ở đó. Con cháu họ Trương
cũng đã phát triển được nghề nghiệp của cha ông ở Thổ
Hà (Bắc Ninh) và Lò Chum (Thanh Hóa). Nhớ om người
đã dạy nghề nghiệp cho mình, dân hai làng trên thờ Hoàng
Quang Hưng và Trương Trung Ái làm tổ nghề, lập đền thờ
phụng, hương khói muôn đời.
12. Đặng Huyền Thông
Dựa vào những thành tựu khảo cổ học mới phát hiện
gần đây, ta biết thêm được một bàn tay vàng của nghệ thuật
làm gốm đó là Đặng Huyền Thông, vốn là một nho sĩ ở
Thanh Lâm (nay là Nam Thanh, Hải Dương) ông không
theo con đường cử nghiệp mà lại chuyên tâm làm gốm.
Tên ông trên những chiếc bình, những chân đèn độc đáo
thời Mạc Mậu Hợp (cuối thế kỷ 16) khiển ông còn mãi với
nghề gốm của dân tộc.
13.Những vị tổ nghề gốm chỉ truyền lại họ tên
Nước ta có rất nhiều trung tâm gốm khác nhau. Mỗi trung
tâm, mỗi nơi, mỗi vùng đều có lịch sử, có truyền thống, có
tổ nghề, có kỹ thuật khác nhau. Nơi thì chuyên làm chậu,
nơi lại chuyên làm nồi, làm chum, làm bát... với những
đặc trưng về kiểu dáng, về mầu men, về độ dày mỏng khác
84