Page 155 - Một Số Phong Tục Tập Quán
P. 155
trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái
Nguyên, Lào Cai, Đắk Lắk. Bản của người Tày
thường ở chân núi, ven suốỉ. Hát then, hát lướn,
hát sli là các thể loại dân ca nổi tiếng. Cây đàn
tính độc đáo có mặt trong hầu hết các hoạt động
sinh hoạt. Trang phục thường có màu chàm.
Người Tày ở Bắc Quang (Hà Giang) nổi tiếng
với hát lướn (người Việt quen gọi là hát lượn). Hát
lướn chính là hát đôi đáp giữa trai và gái. Khách
xa đến nếu là nam giới thường được các cô gái mòi
đi hát. Địa điểm hát là các sườn đồi, thòi điểm là
những đêm trăng sáng. Hai bên nam nữ thường
ngồi xa nhau nhưng đủ để tiếng hát bắc cầu sang
nhau. Bên gái đi hát thường kéo theo một lũ em cả
trai lẫn gái. Ban đầu lũ em còn lắng tai nghe các
anh chị hát, nhưng lúc sau chúng lăn ra ngủ.
Nhưng lạ thay nhiều lần như thế, chúng lón lên và
lại đi hát như các anh, các chị ngày nào. Có lẽ điệu
hát thấm vào hồn chúng ngay ở trong giấc ngủ.
Thế là thế hệ này nốì tiếp thế hệ kia khiến cho hát
lướn không bao giò tắt tiếng trong cộng đồng Tày.
Mà hình như điệu hát là lời ca ngày một phong
phú điệu đà hơn lên.
Điệu hát của người Tày thường không có sẵn,
người hát tùy theo hoàn cảnh riêng mà buông lòi,
ngỏ ý. Lời hát trong hát lướn thường mộc mạc,
trữ tình. Đôi khi quanh co, ám chỉ nhưng không
bao giò thẳng đuột. Tiếng hát lướn lắng trong
154