Page 302 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 302
Các công xã đều có quỹ chung để tiêu dùng và tổ chức
những bữa tiệc chung. Mọi thành viên của công xã đều bình
đẳng. Quyền lãnh đạo các công xã Kitô giáo trong thời kì này
thuộc về các nhà truyền giáo lƣu động, các sứ đồ. Họ đều là đại
biểu của quần chúng nghèo khổ.
Do thái độ chống lại chính quyền La Mã, sau khi ra đời, đạo
Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ
Kitô giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra năm 64 dƣới thời hoàng đế
Nêrôn.
Tuy bị đàn áp nhƣng đạo Kitô vẫn tiếp tục phát triển. Đến
thế kỉ II, các công xã Kitô giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành
giáo hội. Từ đây giáo hội Kitô cũng có nhiều thay đổi. Trong
hàng ngũ tín đồ không phải chỉ có ngƣời nghèo mà càng ngày
càng có nhiều ngƣời khá giả và giàu sang cũng theo đạo. Quyền
lãnh đạo giáo hội cũng chuyển dần sang tay những ngƣời thuộc
tầng lớp trên. Những hình thức nhằm tăng thêm tình hữu ái trƣớc
kia nhƣ ăn tiệc chung, phân chia tài sản, v.v... chấm dứt và đƣợc
thay bằng việc bố thí từ thiện. Đồng thời, đạo Kitô còn nêu ra
nguyên tắc "vƣơng quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho
chúa Trời", tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị.
Do những thay đổi ấy, đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã
ra lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 313 hai hoàng đế
Cônxtantinút và Lixiniút ban hành sắc lệnh Milanô, chính thức
công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô. Năm 325 Cônxtantinút
triệu tập cuộc đại hội các giáo chủ đạo Kitô ở Nixê (Tiểu Á) để
xác định giáo lí, chấn chỉnh tổ chức giáo hội. Năm 337, trƣớc lúc
chết, Cônxtantinút đã chịu phép rửa tội. Nhƣ vậy, ông là hoàng
đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Đến cuối thế kỉ IV đạo Kitô
chính thức đƣợc thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.