Page 72 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 72
sát trùng của người Campuchia, là dùng một thứ lá rừng
mà người Campuchia gọi là Khơ bia, cũng ngâm trước
trong nước lạnh nhiều ngày, chờ chất nhựa trong lá tan ra
để rưới vào gốc tiêu để diệt các tuyến trùng phá hại bộ
rễ. Do thời trước ở các vùng Rạch Giá, Hà Tiên, người
Campuchia và cả người Hoa cũng rủ nhau trồng tiêu khá
nhiều và họ cũng gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp,
do những kinh nghiệm "cha truyền con nối".
Tóm lại, trong năm đầu, việc chăm sóc vườn tiêu rất vất
vả, thường phải tập trung vào những công việc như sau:
- Nếu nắng nóng kéo dài thì ngoài việc tưới cho tiêu
non ra, ta còn phải be đất lại thành hố cạnh gốc tiêu để đổ
thêm năm bảy lít nước vào đó cho nước ngấm dần xuống
đất giữ được độ ẩm lâu dài.
- Dùng các nhánh cây rừng (có lá nhiều) hoặc dùng lá
dừa, lá cây nhãn rừng... để che bớt nắng cho tiêu. Cho
đến khi nào dây tiêu leo lên nọc tạm được khoảng thước
rưỡi thì lúc đó ta mới khỏi lo đến việc che nắng cho các
nọc tiêu nữa.
- Vào m ùa mưa, tránh cho cây khỏi bị úng thủy, ta
nên phá bỏ những hô" chứa nước mà ta đắp trước đây ở
cạnh gốc, đồng thời cũng lo tháo bộng cho rút nước kịp
thời khi các mương rãnh cho vườn bị nước mưa tràn ngập.
Chỉ cần liếp trồng bị ngập trong một buổi, vườn tiêu đã
héo úa và có nguy cơ bị chết khá nhiều.
- Khi cây tiêu đã "chịu" phân và tăng trưởng mạnh thì
cành nhánh của nó phát ra rất xum xuê. Đây không phải
là một điều hay, ta cần phải tỉa bớt những nhánh dư thừa
này, nhât là những nhánh sà xuống đất gần như phủ kín
gốc tiêu. Gốc tiêu cần được thông thoáng và nọc tiêu
71