Page 71 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 71
mức nước cần thiết cho vườn tiêu. Đó là chuyện người
làm vườn phải để ý đến thường xuyên, nhâ't là trong
mùa mưa lũ.
- Bón thúc: Trồng tiêu cùng cần bón rất nhiều phân,
ngoài việc bón lót ban đầu với sô" lượng phân khá nhiều
ba bốn chục ký cho mỗi gốc, hằng năm ta còn phải bón
thúc cho cây từ m ột đến hai lần, nhất là đầu mùa mưa.
Phân bón thúc thường không nhiều, mỗi gốc chừng vài ba
ký phân căn bản, nhưng nhờ đó mà cây như được "hà hơi
tiếp sức" để tăng trưởng mạnh thêm NhâT là trước ngày
tiêu trổ bông, ta phải bón phân thúc nhiều hơn năm trước.
- Ngăn ngừa sâu bệnh: Tiêu cũng bị nhiều thứ bệnh, do
sâu rầy, do nấm, do các tuyến trùng phá hoại. Chúng có
thể tấn công vào hoa, vào lá và nhất là vào bộ rễ. Ngăn
ngừa sâu bệnh thì có nhiều cách, nhưng cách tốt nhất là
phải diệt trùng từ lúc còn cày xới đất đai. Đất phải được
cày đi cuốc lại, lật tới lật lui, phơi ải ra nắng nhiều ngày,
rồi phun xịt thuốc sát trùng để tận diệt cho hết các ổ dịch
hại trong đất như bào tử nấm, bào tử vi khuẩn, các sâu
non, ấu trùng nhộng...
Trước khi đặt hom tiêu giông xuống trồng mà đất
vườn được cày bừa xử lý kỹ thì vườn tiêu sau này tránh
được nhiều mầm bệnh tác hại. Tuy vậy, ta phải thường
xuyên theo dõi sự sinh trưởng của từng nọc tiêu ra sao,
nếu thấy có hiện tượng sâu rầy hoặc côn trùng nào đó
phá hại thì phải tận diệt ngay.
Ngày nay thì thuốc trừ sâu rầy không thiếu, lại dùng
hữu hiệu nữa. Trước đây hằng trăm năm, ông bà mình
còn phải tự chế lấy thuốc sát trùng mà dùng, bằng cách
ngâm lá thuốc hút vào nước rồi rưới lên những nơi bị sâu
rầy tâ'n công. Nhiều người còn bắt chước cách chế thuốc
70