Page 36 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 36
đó, nhiều vị chủ vườn thường phải dành ra một khoảng
thời gian dài để "thu gom" nọc tiêu trước khi lo vỡ đâ't để
lập vườn trồng trọt mới kịp được!
Như mọi người đều biết, nọc tiêu có thể dùng nọc
sông và nọc chết.
Nọc sô'ng là cây tươi đang scmg. Ta dùng cái cây đang
sông đó để dùng làm choái cho cây tiêu leo lên. Xin nói rõ
hơn là trồng tiêu ngay dưới gốc cây sông đó để cây tiêu
sông cộng sinh với cây chủ đang sông. Bộ rễ cây nào cứ
tự hút phân bón và nước tưới có sẵn ở gốc lên mà sông
theo cách... mạnh được yếu thua. Nghĩa là lượng phân và
nước tưới bón cho tiêu, cây nọc sống kia cũng được thừa
hưởng thỏa thuê.
Nọc chết là những thân cây hoặc cành cây to đã được
chặt rời ra từng khúc dài khoảng năm thước và có đường
kính tối thiểu phải mười lăm phân trở lên mới dùng được.
Loại nọc chết mà quá nhỏ thì vừa yếu vừa mau mục, lại
chỉ trồng được một cây tiêu mà thôi. Nếu nọc chết mà
đường kính được hai mươi phân thì có thể trồng được hai
cây tiêu... Nhưng khổ nỗi, nọc càng lớn thì càng đắt tiền,
mà số vốn ban đầu phải bỏ ra quá nhiều thì người lập
vườn nào cũng... ngán ngại.
Nọc chết thì được cái lợi là không tranh "ăn" phân
bón với tiêu, nhưng có nhược điểm là nếu gặp cây tạp, gỗ
xấu thì mau mục. Trong khi đó, nọc sống thì có thể sông
dược ba bốn mươi năm...
Nhiều người đã nghĩ đến việc xây nọc chết bằng gạch
ống, hoặc bằng xi măng cốt sắt (gọi là nọc sạn) để dùng
được lâu năm hơn nọc chết bằng cây gỗ. Một trụ gạch
(gạch ổng) thường có đường kính tám mươi phân, chiều
35