Page 32 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 32
sức chịu đựng được. Khi hom tiêu giâm được năm sáu
tháng sắp bứng ra trồng thì vai trò của giàn che không
quan trọng nữa.
Làm xong giàn che nắng che mưa cho liếp ương thì
chủ vườn mới yên tâm đem hom tiêu giống ra ương.
Thời gian giâm hom thường được chọn vào buổi chiều,
khi ánh nắng không còn chiếu gắt nữa. Việc giâm hom rất
dễ dàng, với người chưa kinh nghiệm thì còn vấp váp
gượng gạo, nhưng ai dã thạo tay nghề rồi thì họ làm thoăn
thoắt liền tay chẳng khác gì các tay thợ cấy đang cấy mạ
trên ruộng đồng vậy. Giâm cây này vừa xong lại giâm
ngay cây khác, trồng không có gì khó khăn cả.
Người ta dùng tay moi đất thành cái hố nhỏ bằng cái tô,
rồi đặt hom tiêu giống xuống làm sao chìm xuống đất khoảng
vài ba mắt là được. Sau đó, phủ kín đất lại, rồi dùng mấy
ngón tay ấn nhẹ đất bên trên xuống để hom giống được giữ
chặt, sau này không bị xóc lên bởi nước tưới.
Cứ mỗi hô" như vậy chỉ ươm m ột hom tiêu thôi và
hom này nằm cách hom kia m ột khoảng ngắn cỡ gang tay,
để sau này còn dùng xẻng nhỏ len vào giữa bứng ra trồng
mà không ảnh hưởng xẩu đến các rễ non bên dưới.
Khi ươm xong liếp nào là phải tưới sơ qua để giúp đâ't
được ẩm ướt khiến cây không héo. Sau đó, ngày nào cũng
tưới hai lần: lúc sáng sớm và lúc mặt trời sắp lặn. Vào
mùa mưa việc tưới hom tiêu giông không nặng nề nữa,
năm thì mười họa trong những ngày nắng ráo, thấy mặt
liếp se khô ta mới phải tưới sơ qua mà thôi.
Hom tiêu ươm một vài tháng, thây ngọn tiêu đã bắt
đầu tăng trưởng mạnh, các chồi ở mắt đốt đã vươn ra thì
ta có thể thúc bón sơ sơ phân đạm ở mỗi gốc tiêu, bằng
31