Page 31 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 31
phải cao ráo như liếp trồng sau này, chung quanh phải
vét rãnh để dễ thoát nước, vì tiêu không chịu được sự
ngập úng, dù là chỉ trong m ột buổi...
Việc cần làm tiếp theo là nghiên cứu độ phì nhiêu của
đất ra sao, tốt xấu thế nào hoặc thừa thiếu những chất gì
để gia giảm phân bón cho thích hợp. Chẳng hạn gặp đất
xâ'u thì tăng phân đạm, gặp đâ't nhiễm phèn nặng thì tăng
thêm Ca... Loại phân căn bản bón cho vườn ương hom
tiêu giống vẫn là phân chuồng ủ hoai và phân rác mục.
Tóm lại, phân tro bón cho vườn ươm tiêu giống cũng
tốn kém như bón cho đất trồng tiêu vĩnh viễn sau này, có
khi đòi hỏi tốt hơn nữa là khác. Vì đất có đầy đủ chất
dinh dưỡng thì hom tiêu mới sông mạnh, hứa hẹn sẽ là
cây tiêu đúng chuẩn sau này.
Khi liếp ương đã io xong đâu vào đây, ta nên làm giàn
che khắp mặt liếp. Sở dĩ, phải làm giàn che vì cây tiêu chịu
nắng rất dở và cũng không chịu được với nhiệt độ cao. Thứ
nắng cháy da mà rọi trực tiếp xuống ngay dây tiêu trưởng
thành cũng chết đừng nói chi là hom tiêu giống.
Giàn che nên làm sơ sài với vật liệt nhẹ và rẻ tiền như
tầm vông, tre nứa làm khung giàn và bên trên dùng lá
dừa hay một loại lá rừng nào đó che phủ cũng được. Mái
che không cần lợp kín đáo, tia nắng soi rọi vào ngay đỉnh
cũng không sao. Điều yêu cầu của giàn che là trụ vững
được trong ba bốn tháng, mưa to gió lớn có xảy ra không
ngã đổ được. Mục đích của nó là làm giảm bớt cường độ
của nắng nóng và mưa tạt trong khi hom tiêu đã bén rễ,
đã nẩy chồi thì giàn che cũng bắt đầu được dỡ bớt từ từ
để cây tiêu con tập đón nhận dần nắng gió tự nhiên ở
ngoài trời... Tuần đầu dỡ khoảng hai mươi phần trăm mái
che, tuần sau dỡ khoảng phân nữa khi thấy hom tiêu đủ
30