Page 40 - Kinh Nghiệm Trồng Tiêu
P. 40
- Cây vông: (Erythrina inerma) cũng có những đặc
tính như cây gòn: tăng trưởng nhanh, trồng nhánh cũng
sống được, tuy cành nhánh cũng nhiều nhưng có khả năng
chịu đựng được sự mé nhánh nhiều lần. Nọc vông cũng
như nọc gòn vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền nên được các nhà
trồng tiêu thích dùng đến.
ít ai trồng cau (Areca catechu L.) làm nọc sống, mặc
dầu thân cây vừa mọc thẳng vừa có chiều cao rất thích
hợp cho tiêu, vỏ cây cau lại sù sì với những vằn ngang
của những vết tàu lá cũ hằn lại. Có điều rễ cau bò sát
tầng đất trên nên trồng tiêu bị cây chủ hút hết phân bón.
Thân cây cau làm nọc tiêu (tạm) thì tốt nhất.
Nọc tiêu chết thường được chọn ở những cây sau đây:
- Cây Căm xe: (Xylia dolabriíormis) là loại cây rừng
thân to, mọc thẳng, gỗ cứng màu đỏ. Căm xe chịu đựng
được mưa nắng nhiều năm, để lăn lóc ngoài trời cũng khó
bị mối mọt gặm nhấm cho nên dùng làm nọc tiêu rất tốt.
Nhưng, giống gỗ quý này giá rất đắt lại cấm khai thác
bừa bãi...
- Cây táu: (Vatica astrotricha) là loại cây rừng có khả
năng chịu được sương nắng ngoài trời, cũng ít bị mối mọt,
- Cây da đà: (Xyỉia Kerri) có nhiều ở rừng miền Đông,
gỗ tốt không thua gì căm xe, nếu dùng làm nọc tiêu rất
lâu mục. Nhưng đây cũng là loại gỗ quý đắt tiền...
Thực ra, rừng ở nước ta còn rất nhiều loại cây có gỗ
tốt, mối m ọt khó xâm phạm, có thể dùng làm nọc tiêu.
Ngoài nọc sống và nọc chết dùng cho tiêu leo, người
ta còn dùng loại nọc tạm. Nọc tạm thì không cần phải kén
chọn loại gỗ này gỗ nọ, chỉ cần có lớp vỏ bên ngoài đừng
39