Page 2 - Kiến Trúc Đình Chùa Nam Bộ
P. 2

LỜI MỞ ĐẦU





            Vãn  hóa  lịch  sử  là  một  trong  những  đặc  điểm  quan  trọng  nhất  tạo nên  nét đặc  thù
          kiến trúc Việt Nam. Trên thực tế, với nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại, chúng ta
          đã có rất nhiều thành lựu thẩm mỹ rất đáng tự hào, nhưng trên bình diện rộng, kiến trúc
          Việt Nam hiện nay ngày càng xa rời nét dặc thù vãn hóa Việt. Một sô' ít nhà thiết kế kiến
          trúc chỉ mới dừng ờ tư duy thẩm  mỹ hình thức, chưa nhận chân đẩy đủ nét đẹp văn hóa
          tinh thần cần phải có trong sáng tác kiến trúc. Hoặc sâu xa hơn, chúng ta chưa hệ thống
         được những lý luận mang tính thực tiễn hẳn sâu dấu ấn văn hóa dân tộc trong kiến trúc
         dể từ dó làm cơ sờ nhận định, phê phán chính xác các loại hình kiến trúc hiện đang tổn
         tại.  Đó  cũng  là  một  trong  các  lý  do  trong  thời  gian  khá dài,  chúng  ta  chưa  thể  khảng
         định đầy đù được đâu là nét dẹp nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa Việt Nam thể hiện qua
         kiến trúc.  Càng khó khẳng định hơn khi  vùng văn  hóa ấy thuộc Nam  Bộ,  một vùng đất
         có nhiều biến động về mặt văn hóa, xã hội.
           Việc hệ thống lại các đặc điểm vãn hóa lịch sử làm cơ sờ cho việc xác dịnh nét đặc thù
         vãn  hóa truyền thống là rất cần thiết. Tuy chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về
         vãn  hóa lịch sử Việt Nam, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá sâu sắc về
         các đặc điểm văn hóa lịch sử hiện hữu trong bản thân công trình kiến trúc Việt Nam.
           Trong mảng kiến trúc Nam Bộ, hai loại hình kiến trúc đình và chùa có thể dược xem
         là hai  đặc  trưng tiêu biểu cho nét đẹp văn hóa, vãn minh  tại đây.  Chúng tồn tại  lâu dài
         nhất so với các loại hình kiến trúc khác. Hơn thế nữa,  đình và chùa là hai loại hình kiến
         trúc phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân, do đó nét đẹp văn hóa càng đậm đà hơn so
         với các loại hình kiến trúc khác.
           Cuốn sách Kiến trúc đình, chùa Nam Bộ ra đời nhằm tìm vể cội nguồn văn hóa dân
         tộc,  từ đó  hệ  thống  lại  các đặc  điểm  văn  hóa tiềm  tàng  trong  kiến trúc  thuộc  vùng đất
         đặc  thù  Nam  Bộ  thông  qua các  tư liệu, hình  ảnh điều  tra hiện  trạng  và  cơ cấu tổ chức
         đình,  chùa tại  dãy.  Những nghiên cứu này  sẽ là đóng góp chung cho sự phát  triển kiến
         trúc truyền thống cùa cả nước. Nhất là, qua đây, hệ thống lại các tién đê cần có cho việc
         thiết kế, bảo tồn,  xây  dựng,  lý  luận,  phê bình các loại  hình kiến  trúc  mang tính truyền
         thống tại Nam Bộ.
           Qua mỗi thời  kỳ lịch sử, kiến trúc là vật thể khắc họa rõ nét nhất trình độ thẩm mỹ,
         kỹ  thuật tạo  tác  cũng  như nét đẹp văn  hóa của người  dân đương  thời.  Phong  thái  nghệ

                                                                       3
   1   2   3   4   5   6   7