Page 42 - Hướng Dẫn Quản Lý Tổ Chức Lễ Hội
P. 42
6. Những lễ hội được công nhận là di sản
văn hóa phi vật th ể quốc gia và di sản ván
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở
V iệt Nam
a) K hái niệm di sản văn hóa p h i vật thê
Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam là một
tài sản vô giá mà cha ông đã để lại qua lịch sử cả
ngàn năm dựng nưốc và giữ nước cho con cháu
hiện nay. Trong xu hướng hội nhập thế giới, khái
niệm này đưỢc hiểu theo tinh thần của bản Công
ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thê, một
cách tóm lược như sau:
"Di sản văn hóa phi vật thể" đưỢc hiểu là các
tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri
thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ,
đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có
liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và
trong một số trường hỢp là các cá nhân, công nhận
là một phần di sản ván hóa của họ. ĐưỢc chuyến
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn
hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm
người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với
tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thòi hình thành
trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua
đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng
văn hóa và tính sáng tạo của con ngưòi. Vì những
42