Page 14 - Huế Trong Tôi
P. 14
tiền duyên với chàng trai yêu văn chương nhưng hiểu rất
rộng về lịch sử này. Những năm tháng sống hòa đồng
cùng bạn bè, anh Lâm là một sừứi viên - giáo viên hưởng
lương nhưng vẫn ngày ngày cuốc bộ cùng mọi người từ
Khu học xá Đông Dương cũ (nay là Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội) lên giảng đường 19 Lê Thánh Tông. Trong
mắt bạn bè, anh là người bạn vong niên đầy tình nghĩa,
sống đơn sơ nhưng hay vui chuyện và có lối nói hóm
hình, bông đùa mà trí tuệ. Trong số các bạn học, anh là
người được thầy Trần Văn Giàu quý nhất. Không phụ
lòng thầy, anh và Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê đã đỗ
"tam khôi” khóa đó (năm 1956). Cả ba được giữ lại làm
cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử - Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Dưới sự dìu dắt của thầy Giàu, anh Lâm ở lại
Bộ môn Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, phârí đấu không
mệt mỏi để lần lượt góp tên vào các công trình: Lịch sử
Việt Nam 1897 - 1914 (1957), Hoàng Hoa Thám và phong trào
nông dân Yên Thế(1958), Lịch sử Việt Nam cận đại (1959 -1961)...
và trở thàrửì một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội
ngũ những người nghiên cứu lịch sừ Việt Nam cận đại
như ngày nay. ông được phong học hàm Phó Giáo sư
năm 1980 và Giáo sư năm 1984, ngành Sử học.
Tiếp xúc với GS. Đinh Xuân Lâm, tôi bị cuốn hút bởi
vầng trán cao, đôi mắt sáng, mái tóc bạc và nụ cười nhẹ
nhõm đến an như không thể tách rời tứứi cách dễ gần, cởi
mở, phong cách bmh dị, lối sống mộc mạc, chan hòa, nhân
ái trong con người của ông. Bạn bè, đổng nghiệp và học
trò luôn tìm được trong sự phóng khoáng, bộc trực của
11