Page 74 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 74
như xe máy, muối, sắt, máy hút bụi, giày dép, công tơ điện và các
thiết bị biến thế khác.
Để bảo vệ quyền lợi các nhà sản xuất trong nước đối với
hàng nhập khẩu đe dọa nghiêm trọng các ngành công nghiệp nội
địa, Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng các công cụ tự vệ thương mại như
chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống gian lận theo quy định
của WTO và luật pháp quốc gia. Bộ Kinh tế có chức năng theo
dõi việc thực thi các biện pháp này.
Khuôn khổ pháp lý của việc chống bán phá giá và tự vệ
thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ không có nhiều thay đổi trong
những năm qua. Trong công báo số 25476 ngày 29/5/2004 và
công báo số 25486 ngày 8/6/2004, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra Nghị
định (với 12 điều) và Quy chế (17 điều) về các biện pháp tự vệ
thương mại rất rõ ràng, trong đó bao gồm các thủ tục và nguyên
tắc liên quan đến các biện pháp bảo vệ khi sản phẩm nhập khẩu
có số lượng tăng lên gây ra tổn hại nghiêm trọng hoặc đe dọa
sản xuất trong nước. Thổ Nhĩ Kỳ cũng thường xuyên rà soát các
quy định pháp lý về vấn đề này để phù hợp với các hiệp định
của WTO và các nghĩa vụ của mình với Liên minh thuế quan.
Việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá tại Thổ
Nhĩ Kỳ đã tăng lên trong thời gian qua. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã
áp dụng 120 biện pháp chống bán phá giá (hiện đang có hiệu
lực) đối với 22 nước, trong khi đó cuối năm 2007 số biện pháp
chống bán phá giá chỉ là 93 và cuối năm 2002 là 27. Trung Quốc
là nước dẫn đầu bị áp thuế chống bán phá giá với 48 vụ. Tiếp
theo là Indonesia (11), Đài Loan (9), Ấn Độ (8), Thái Lan (8),
Malaysia (7), Việt Nam (6), Nga (3)… Các vụ này chủ yếu đánh
vào hàng dệt may (37 vụ), kim loại (32 vụ), nhựa và cao su (25),
máy móc (7), đồ gỗ (6), hóa chất (5), phương tiện vận tải (1),
các mặt hàng khác (7).
66