Page 190 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 190

thuận trên cơ sở có đi có lại. Cần hết sức kiên trì trong suốt quá
          trình đàm phán. Không nên đưa ra áp lực về thời gian như “thời

          hạn  chót”,  “thời  hạn  cuối  cùng”  trong  đàm  phán.  Quyết  định
          cuối cùng thường được đưa ra bởi người có địa vị cao nhất trong
          tổ chức của đối tác, dù bạn đàm phán với cấp dưới của họ.
                 Người Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự đồng ý bằng cách gật đầu
          về phía trước hướng xuống dưới, thể hiện sự không đồng ý bằng
          cách hất đầu lên về phía sau đồng thời nhướn lông mày. Việc lắc
          đầu sang hai bên không có nghĩa là “không” trong tiếng Thổ mà
          thể hiện ý là “tôi không hiểu”.

                 Người Thổ Nhĩ Kỳ thích giao tiếp trực tiếp, vì thế bạn
          nên gọi điện trực tiếp cho đối tác thay vì viết thư hoặc email.
          Người Thổ Nhĩ Kỳ thường trả lời điện thoại bằng câu nói đặc
          trưng  “Alo” (khi phát âm, từ này sẽ nghe ra là “Aylu”). Trong
          một  số  trường  hợp,  họ  cũng  có  thể  dùng  từ  ngữ  Buyurun  có
          nghĩa là “tôi có thể giúp gì không” (at your service). Người Thổ

          Nhĩ Kỳ có xu hướng sử dụng biểu cảm “hah!” để thể hiện sự
          đồng ý.
                 Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, thông thường địa chỉ được ghi
          theo thứ tự như sau: tên của đường phố chính trước, sau đó đến
          phố nhỏ và tiếp theo là số nhà.

                 “Bey” có nghĩa là “Mr.” và “Bayan” có nghĩa là “Mrs.”
          hoặc “Miss”. Theo tập quán kinh doanh tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc gọi
          tên một chuyên gia bằng danh xưng chuyên môn công việc (nếu
          có) của người đó thể hiện sự tôn trọng, ví dụ như “bác sĩ” hay
          “luật sư”. Tuy nhiên, khi gặp gỡ ai lần đầu, họ thường gọi “Mr”
          hoặc “Mrs” trước tên của người đó.



          182
   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195