Page 188 - Giới Thiếu Thị Trường Thổ Nhĩ Kỳ
P. 188
Khi nói chuyện nên tập trung sự chú ý bằng ánh mắt đối
với khách, vì đây là dấu hiệu của sự trân trọng. Câu cửa miệng
khi chào hỏi của người Thổ Nhĩ Kỳ là: ‘Asalamu alaykum
(“Peace be with you”)’ hoặc ‘nasilsiniz’ (“How are you?”) –
phát âm là “na-sưl-sưn-nưz”.
Cần vận trang phục trang trọng khi gặp khách. Trừ khi
trời nắng nóng, có thể mặc áo sơ mi hở cổ (không thắt cà vạt).
Các cuộc gặp gỡ với mục đích kinh doanh là khoảng thời
gian thích hợp để nêu những đề xuất của công ty và nói chuyện
làm ăn một cách nghiêm túc. Trong các cuộc gặp gỡ nên trao đổi
danh thiếp với đối tác. Mặc dù có thể không phải là cuộc gỡ,
trao đổi trang trọng nhưng bạn nên đưa danh thiếp cho đối tác
bằng 2 tay và nếu có thể, một mặt của danh thiếp nên được dịch
sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Hãy đưa danh thiếp cho tất cả những
người bạn gặp, đặc biệt là những người bạn muốn thiết lập quan
hệ thương mại.
Bất cứ vị khách nào đến sẽ ngay lập tức được mời dùng
trà hoặc cà phê; việc từ chối sẽ bị coi là không lịch sự. Cà phê
được pha theo hai kiểu: “sade” (không đường) và “orta” (có một
chút đường).
2. Phong cách làm việc
Các buổi tiếp xúc với khách nên được thu xếp trước vài
tuần. Người Thổ Nhĩ Kỳ khi trao đổi thông tin, thường muốn
nghe tận tai, thấy tận mắt. Vì vậy, khi trình bày, ngoài thông tin
bằng văn bản, cần chuẩn bị đủ slides, hình ảnh, máy chiếu, bản
đồ, bảng biểu, giấy ghi chép bằng cả tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (nếu có
thể) và tiếng Anh. Tránh thu xếp các cuộc gặp trùng vào kỳ nghỉ
180