Page 602 - Di Tích Lịch Sử
P. 602

Đây là ngôi chùa có bể dày lịch sử, được xây dựng từ khá sớm khi người Việt vào
      định cư tại khu vực này theo tiến trình mở cõi. Tuy nhiên, chiến tích lịch sử quan trọng
      nhất của ngôi chùa này gắn với cuộc khởi nghĩa Nam Kì năm 1940.
          Vào cuối thế kỉ XVIII, một phật tử tại Rạch Giá là bà Dương Thị Oán (Bà Hoặng)
      đứng ra xây dựng một ngôi chùa và đặt tên hiệu là chùa Tam Bảo. Tương truyền, trong
      những năm chiến tranh với nhà Tầy Sơn, Nguyễn Ánh đã từng có thời gian tạm lánh
      tại chùa và được nhà chùa giúp đỡ nên sau khi lên ngôi, Gia Long đã ban sắc tứ cho
      chùa vào năm 1803. Từ đó, chùa được gọi là Sắc Tứ Tam Bảo
          Chùa Tam Bảo còn là nơi gắn liền với cuộc đời sự nghiệp tu hành của hoà thượng
      Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đổng; vì thế chùa còn có tên gọi là chùa ông Đổng);
      là trụ sở, tòa soạn của Tạp chí Tiến hoá của Hội Phật học kiêm tế; là địa điểm liên lạc
      của Liên tỉnh uỷ Hậu Giang và là nơi cẫt giấu vũ khí tự tạo, tài liệu truyển đơn chuẩn
      bị cho Nam Kì khởi nghĩa. Năm  1913, Hoà thượng Nguyễn Văn Đồng về trụ trì chùa
      Tam Bảo. Đầu thập niên 1930, Hoà thượng Trí Thiền tham gia phong trào Chấn hưng
      Phật giáo tại kì và trở thành một vị cố vấn có tên tuổi trong giới Phật giáo thời bấy
      giờ. Chính trong thời gian này, ông đã gặp được sư Thiện Chiếu, một nhà sư có học
      vấn sâu rộng, tư tưởng tiến bộ theo chủ nghĩa Mác. Hai hoà thượng Thiện Chiếu và
      Trí Thiền đã cùng nhau lập nên Hội Phật học kiêm tế do hoà thượng Trí Thiển làm
      Chính tổng lí. Trong thời gian hoạt động của Hội, Hội Phật học kiêm tế đã chủ trương
      “ngoài việc tìm hiểu Phật pháp còn thực hành kinh bang tế thế’. Trong các số ra của
      Tạp chí Tiến hoá, Hội đã tích cực vận động và tuyên truyền các tư tưởng tiến bộ như
      để cao chính pháp, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao dân trí..., thể hiện tư tưởng duy
      vật biện chứng trong các bài báo đăng trên cơ quan phát ngôn của Hội. Hội Phật học
      kiêm tế chủ trương mở Cô nhi viện, lớp học bình dân, phòng thuốc miễn phí, cứu trợ
      nạn nhân thiên tai... Thời gian này, Hội Phật học kiêm tế và tạp chí Tiến hoá là những
      công cụ hợp pháp để hoà thượng Trí Thiển, thiền sư Thiện Chiếu và các cộng sự thực
      hiện nhiệm vụ chấn hưng đạo pháp và tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
      Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1940, chùa Tam Bảo là địa điểm liên lạc của Liên Tĩnh
      uỷ Hậu Giang và là nơi cất giấu vũ khí tự tạo cùng tài liệu, truyển đơn chuẩn bị cho
      Khởi nghĩa Nam Kì. Tuy nhiên, vào tháng 6/1941, do bị chỉ điểm từ Sa Đéc, mật thám
      Pháp ập vào khám xét chùa Tam Bảo, bắt Hoà thượng Trí Thiển và sư Thiện Ân cùng
      số tài liệu và vũ khí tự tạo.  Khi bị bắt và tra tấn tại chỗ, sư Thiện Ân đã đạp đổ một
      cái bàn trên đó chất đầy tạc đạn. Tạc đạn nồ khiến tên chánh mật thám Sa Đéc chết
      ngay tại chỗ và làm bị thương một tên lính khác. Sư Thiện Chiếu trốn thoát được, hoà
      thượng Trí Thiển bị toà Đại hình của thực dân Pháp kết án 5 năm đày Côn Đảo, còn
      sư Thiện Ân bị kết án tử hình năm  1943, Ngài tuyệt thực phản đối chế độ lao tù khắc
      nghiệt và hi sinh trong ngục tối ngày 26/6 ầm lịch, thọ 62 tuổi.
          Sau khi hoà thượng Trí Thiển bị đày ra Côn Đảo, chùa Tam Bảo không có trụ trì
      cho đến năm 1956 và từ 1957 đến 1995, các đời trụ trì là thượng tọa Tâm Chơn (1957 -
       1962), hoà thượng Bổn Châu (1962 -  1970), hoà thượng Thiện Đạo (1970 -  1974), hoà
      thượng Bổn Châu (1974 -   1995).  Hoà thượng Bổn Châu thuộc dòng Lầm Tế Chánh

                              Một số &i tícli lịcVi sử -  VẲM VioẢ Việt "NAm
                                         <  6  1  1   >
   597   598   599   600   601   602   603   604   605   606   607