Page 531 - Di Tích Lịch Sử
P. 531

Khi đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến gẩn 200 kỉ vật được trưng bày
   tại Dinh, mỗi kỉ vật là một vật chứng, một câu truyện, một chiến công trong suốt chiều
   dài 30 năm kháng chiến gian khổ và anh dũng của dần tộc ta để giành độc lập dân tộc.
       Có  những  kỉ vật  rất  đặc  biệt  mà  cả  thế giới  đã  biết  đến  như:  chiếc  bút  mà bà
   Nguyễn Thị Bình đại diện cho Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam kí
   vào Hiệp định hoà bình tại Pari (Pháp) năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
   bình ở Việt Nam, đến những vết bom do Nguyễn Thành Trung ném xuống Dinh vào
   ngày 8/4/1975 và những hầm ngẩm kiên cố được xây dựng ngay trong Dinh để bộ máy
   chính quyển Sài Gòn ẩn nấp khi có chiến tranh...
       Những chiếc xe tăng 390, xe tăng 384 của quân giải phóng đã húc đổ trụ và cổng
   Dinh Độc lập vào ngày lịch sử 30/4, cũng như chiếc máy bay F5E đã thả bom xuống
   Dinh vào ngày 8/4/1975 và hàng chục hiện vật là những dụng cụ, thiết bị để chiến đấu
   của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được trưng bày tại đây là những
   minh chứng hùng hổn cho những chiến công vẻ vang của nhân dân ta để đánh đuổi
   ngoại xâm và lũ bán nước, đó là những nhân chứng, bằng chứng làm rõ thêm sự thất
   bại của chủ nhân các thời đại của Dinh Độc lập dưới sự bảo trợ của các thế lực xâm
   lược nước ta trong hơn một thế kỉ.
       Dinh  Thống  nhất xứng  đáng là  một  di tích  lịch  sử  quan  trọng  nhất,  một  điểm
   tham quan khám phá của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là hằng
   năm vào dịp kỉ niệm 30/4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
       Năm  1976, Dinh được Nhà nước đặc cách công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá
   theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976.
       Mỗi năm Dinh đón khoảng 500.000 du khách đến chiêm ngưỡng công trình kiến
   trúc và tìm hiểu về những giá trị lịch sử gắn liển với nó.































                           Một *ố l>i tícVl lịcll sU - VĂM VlOÁ Việt NAtM
                                      C   539  >
   526   527   528   529   530   531   532   533   534   535   536