Page 529 - Di Tích Lịch Sử
P. 529

xâm lược Đông Dương, nhiểu đời toàn quyển Pháp đã sử dụng dinh thự này là nơi
   sinh hoạt và làm việc.
       Tháng 9/1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của
   Chính quyển Nhật ở Việt Nam. Sau khi Nhật thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ
   hai,  Pháp trở lại chiếm Nam Bộ và Dinh trở thành nơi làm việc của bộ máy chiến
   tranh của thực  dân  Pháp  ở Việt Nam.  Sau năm  1954,  Dinh  này trở thành nơi làm
   việc của chính quyển Ngô Đình Diệm và được đổi tên thành Dinh Độc Lập
       Ngày 27/2/1962, do chính sách hà khắc, độc tài của chế độ Ngô Đình Diệm, phe
   đảo chính đã ném bom làm hỏng phẩn cánh trái của Dinh.  Dinh Độc lập được xây
   dựng lại theo đổ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ -  người Việt Nam đầu tiên
   đoạt giải  “Khôi  nguyên  La Mã”  (Pháp).  Dinh  được  khởi  công  ngày  1/7/1962.  Công
   trình đang dở dang thì ngày 2/11/1963 Ngô Đình Diệm và gia đình họ Ngô bị phe đảo
   chính giết. Do vậy, người chủ tọa buổi lễ ngày khánh thành 31/10/1966 là Nguyễn Văn
   Thiệu và cũng là người có thời gian sống ở dinh thự này lâu nhất (từ tháng  10/1967
   đến ngày 21/4/1975).
       Từ đó, Dinh Độc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng
   kiến sự can thiệp quân sự gầy chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam của Đế quốc Mỹ, và
   cũng là nơi ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam Cộng
   hoà Nguyễn Văn Thiệu.
       Bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 8/4/1975 anh hùng phi công Nguyễn
   Thành  Trung  đã lái  chiếc  máy bay F5E  ném  hai  quả bom  trúng  Dinh  Độc lập  làm
   hoang mang cả bộ máy chính quyển Sài Gòn.
       Vào lúc  10h45’  ngày 30/4/1975, xe tăng mang số  hiệu  843  của quân  giải phóng
    dẫn đẩu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc lập, tiếp đó xe tăng mang
    số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh.  1 lh30’ cùng ngày, Trung úy
    Bùi Quang Thận -  Đại đội trưởng chỉ huy xe  tàng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá
    cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên
    nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dần tộc Việt Nam.
    Cũng chính vào giờ phút này, tại Dinh Độc Lập, Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt
    Nam Cộng hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các phải tuyên bố đẩu hàng vô
    điều kiện chính quyển cách mạng.
       Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miển Nam -  Bắc đã
    diễn ra tại Dinh Độc lập. Sau hội nghị này, Dinh được đổi tên thành Hội trường Thống
    nhất hay Dinh Thống nhất.
        Khi thiết kế, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa vàn hoá của công
    trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiển diện bên ngoài, tất cả đều
    tượng trưng cho triết lí cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính dân tộc. Kiến trúc
    sư Ngô Viết Thụ đã kết hỢp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc
    truyền thống phương Đông.
        Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ “Cát”, có nghĩa là tốt lành, may
    mắn.  Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình

                           Một * ồ  ^ i  ticVi lịcVi sử -  VÀM VioÁ Việt 'Nikni
                                      c   537  )
   524   525   526   527   528   529   530   531   532   533   534