Page 406 - Di Tích Lịch Sử
P. 406

Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiển (lục tánh), bà mụ, thẩn
         tài... hội quán thể hiện sâu sắc triết lí Á Đông về hạnh phúc con người. Hàng năm, vào
         các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 Âm lịch), vía
         Thiên Hậu (23 tháng 3 Âm lịch)... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội
         thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc BCiến đã
         được cấp bằng Di tích Lịch sử -  Văn hoá Quốc gia ngày 17 tháng 2 nám 1990.
             Hội  quán  Triều  Chầu  (157  đường Nguyễn  Duy Hiệu,  Hội An):  được  Hoa kiều
         bang Triểu Chầu xây dựng vào năm  1845  để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện -  vị
         thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buổm
         xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt vê' kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm
         trổ tinh xảo cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp
         nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
             Hội quán Quảng Đông (17 đường Trần Phú, Hội An): được Hoa kiểu bang Quảng
         Đông xây dựng vào năm 1885. Thoạt đẩu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng
         Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiển Hiển của bang. Với nghệ thuật
         sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem
         lại cho hội quán vẻ  đẹp  đường bệ,  riêng  có.  Hàng  năm, vào  ngày Nguyên  Tiêu  (15
         tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất
         linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
             Hội quán Ngũ Bang (64 đường Trẩn Phú, Hội An): còn có tên là hội quán Dương
         Thương hay Trung Hoa hội quán. Hội quán do các thương khách người Hoa gốc Phúc
         Kiến, Triều Châu, Quảng Đông,  Hải Nam, Gia ứng xây dựng vào năm  1741.  Đây là
         nơi thờ  Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương để giúp nhau làm ăn buôn bán.
         Hội quán Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.
             Song song với các công trình kiến trúc Hội quán, Hội An còn lưu giữ được những
         công trình kiến trúc tôn giáo hết sức điển hình như:
             Chùa Ông (24 đường Trần Phú, Hội An). Ngôi chùa này được xây dựng năm 1653, đã
         qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753,1783,1827,1864,1904,1906. Chùa ông có kiến trúc
         uy nghi, hoành tráng, thờ tượng Quan Vần Trường (một biểu tượng vể trimg -  tm -  tiết -
         nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa ông đã từng là trung tâm tm ngưỡng
         của Quảng Nam xưa, đổng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết
         trong việc vay nỢ, buôn bán, làm àn và xin cầu may.
             Quan âm Phật tự Minh Hương  (số  7 đường Nguyễn Huệ, Hội An).  Đây là ngôi
         chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ. Quan âm Phật Hương có kiến trúc
         và cảnh quan xinh đẹp, đồng thời còn lưu giữ gấn như nguyên vẹn các tác phẩm điêu
         khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bổng thực hiện. Chùa thờ Phật Quan
         Thế Âm Bổ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày
         rằm thường có rất nhiều người đến khấn cấu.
             Nhà thờ tộc Trần (số 21 đường Lê Lợi,  Hội An). Do một vị quan họ Trần (một dòng
         họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những nám 1700) xây dựng năm 1802 theo
         những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Toạ lạc

                                 Một số bi tícVi lịcVi sử -  VẲM VioÁ Việt "Nam

                                            c   4 1 2   )
   401   402   403   404   405   406   407   408   409   410   411