Page 106 - Di Tích Lịch Sử
P. 106
làng “Hộ Lệnh” ở đây có thể hiểu là từ xưa vùng đất này ở vị trí cửa ngõ của huyện Phú
Bình. Nằm bên cạnh đình còn có chùa Hộ Lệnh, tên chữ là “Linh Quang Tự”. Đình và
chùa nằm kê' nhau tạo thành một quẩn thể di tích kiến trúc nghệ thuật cổ kính là nơi
nhân dần sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng.
Đình Hộ Lệnh được xây dựng sau khi cơ cấu làng xã được hình thành và phát triển,
dân cư các nơi tụ vể đây sinh sống. Theo văn bia “Hậu thần bi kT còn được lưu giữ tại đình
Hộ Lệnh, đình được xây dựng vào triểu Lê "Vĩnh Hựu nám thứ 4 (1738) có chép; Làng
Hộ Lệnh xưa thuộc thôn Hộ Lệnh, xã Triểu Dương, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình. Tra
cứu trong sách Tên làng, xã Việt Nam đẩu thế kỉ XIX thì ghi làng Hộ Lệnh thuộc xã Triểu
Dương, tổng Nhã Lộng, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Qua nghiên cứu
sử sách và số hương ước xưa của địa phương, dựa trên nguồn sử liệu và các chứng tích còn
được lưu giữ tại đình đã minh chứng cho thấy làng Hộ Lệnh là một làng cổ đã được hình
thành lâu đời, có làng rổi mới dựng đình vào khoảng từ thế kỉ XVII.
Đình làng Hộ Lệnh được xây dựng nhằm tôn thờ các vị Thành Hoàng làng là:
Thần Cao Sơn, Quý Minh và Tam Giang theo truyền thuyết dân gian họ là những
thuộc tướng phò giúp Vua Hùng Vương đánh giặc giữ nước, lập nhiều công lớn và
trở thành những anh hùng dân tộc được lưu truyền trong dần gian và được nhiều địa
phương tôn thành “Thần thành Hoàng làng” để thờ phụng và bảo hộ cuộc sống bình
yên cho đán làng. Đặc biệt vào thời Lê các vị anh hùng dân tộc có công với dân với
nước được thần thánh hoá diễn ra rất phổ biến trên mọi miền quê của đất nước. Cụ
thể đình Hộ Lệnh là một trong những nơi còn lưu giữ được dấu ấn lịch sử trên.
Tại đình Hộ Lệnh dân làng có thờ phôi tự anh hùng dân tộc Dương Tự Minh một
danh tướng tài dưới thời nhà Lý. Dương Tự Minh còn gọi là Đức Thánh Đuổm hay
Cao Sơn Quý Minh, dân tộc Tày, người làng Quan Triều, tỉnh Thái Nguyên (nay là
phường Quan Triểu, thành phố Thái Nguyên), ông làm thủ lĩnh phủ Phú Lương xưa,
gồm các châu: Thượng Nguyên, Vĩnh Thông, Quảng Nguyên, Cảm Hoá, Vạn Nhai, Tư
Nông, Tuyên Hoá (thuộc Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang và một phẩn
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn ngày nay) trong suốt ba đời vua nhà Lý: Lý Nhân Tông
(1072 - 1128), Lý Thẩn Tông (1128 - 1138), Lý Anh Tông (1138 - 1175). ông đã có
công lớn chỉ huy đánh đuổi quàn xâm lược Tống, bảo vệ và giữ vững chắc một vùng
biên cương phía bắc của nước Đại Việt xưa, vào thế kỉ XII.
Ngoài ra đình Hộ Lệnh còn thờ các hậu thẩn đã được ghi chép trong văn bia cổ “Hậu
thẩn bi kí” nói vế việc thờ như sau: Có bà Dương Thị Huệ đã đem ruộng vườn công đức
vào để tu sửa đình Hộ Lệnh, khi đó đình được tu sửa vào thời Lê Ý Tông niên hiệu Vĩnh
Hựu năm thứ 4 (1738). Người công đức này được bầu vào thờ là hậu thần thứ nhất tại
đình làng Hộ Lệnh. Qua đó đã xác định được đình Hộ Lệnh là một kiến trúc nghệ thuật
cổ có từ rất lâu đời thuộc thời nhà Lê và ít nhất có niên đại vào khoảng thế kỉ thứ XVII.
Đình Hộ Lệnh xây dựng theo kiểu chữ đinh trên một địa thế cao nằm ở trung tâm
của làng, đình quay theo hướng đông nam theo quan niệm truyền thống của người
Việt, hướng đó đem đến cho làng nguồn hạnh phúc tốt đẹp, trong sáng và thoáng mát.
Đây là nét tiêu biểu thường gặp trong kiến trúc đình - chùa Việt Nam. Qua nhiều thế
Một số bi tícli lỊcH sử - VẲM lioẮ Vỉệt
c 107 >