Page 103 - Di Tích Lịch Sử
P. 103
kết tại Gia Sàng. Lực lượng chốt chặt tại đây do Cai Mánh chỉ huy chiến đấu cảm tử,
chặn đứng các đợt phản kích của địch. Đêm ngày 3/9/1917, nghĩa quân tập kích mãnh
liệt vào trung tâm chỉ huy địch đặt tại đốn điển Gia Sàng, giết chết tên Giám binh
Macrtini và nhiều lính địch. Toàn bộ nghĩa binh trên phòng tuyến Gia Sàng đã anh
dũng chiến đấu, hi sinh đến người cuối cùng trên trận địa. Sáng ngày 4/9/1917, địch
tổng công kích vào tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến trúng đạn hi sinh. Đến trưa 5/9/1917,
mặt trận bị vỡ, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị.
Sau khi rút khỏi tỉnh lị Thái Nguyên, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đội Cấn, lực
lượng chủ lực của nghĩa quân rút lên Vô Tranh, Giang Tiên, Phấn Mễ (huyện Phú
Lương), sang Hùng Sơn, Cát Nê, Quân Chu (huyện Đại Từ), Hương Sơn, Trung Thôn
(tỉnh Vĩnh Yên), vừa rút lui, vừa chiến đấu. Trên đường rút lui, nghĩa quân Đội Cấn đã
đánh cho quân giặc những đòn chí mạng ở Đèo Nứa, xóm Đồi, thuộc huyện Phổ Yên.
Từ cuối tháng 10/1917, nghĩa quân hoạt động trong các cánh rừng vùng chân Tam
Đảo (thuộc huyện Đại Từ).
Trải qua mấy chục trận đánh trong vòng gần năm trời, lực lượng của nghĩa quân
đi cùng thủ lĩnh Đội Cấn bị chết, bị thương, bị bắt gần hết nên khi vể vùng đất núi
Pháo thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ, bên cạnh Đội Cấn chỉ còn lại một số nghĩa
quần trung thành. Nhận được tin báo của lí trưởng Cù Vần, quân Pháp tập trung bao
vây nghĩa quân ở núi Pháo. Ngày 21/12/1917, trong một trận đánh ác liệt, Đội Cấn bị
thương nặng ở chân. Công sứ Thái Nguyên cho đưa vợ con ông tới chiến địa núi Pháo
hòng lung lạc tinh thần Đội Cấn, song ông giữ vững chí khí, cương quyết không chịu
rơi vào tay giặc. Đêm ngày 5/1/1918, có sự chứng kiến của 4 nghĩa quân, lúc này còn ở
bên cạnh, Đội Cấn đã anh dũng tuẫn tiết. Ngày 6/1/1918, Công sứ Thái Nguyên Xalen
và Công sứ Vĩnh Yên Quynliêre, đưa quân lên núi Pháo khai quật mộ Đội Cấn mang
xác ông vể giám định tại Thái Nguyên.
Hiện nay, trên đất Thái Nguyên còn lưu giữ lại những di tích gắn với cuộc khởi
nghĩa anh dũng của binh lính và nhân dân Thái Nguyên chống Pháp. Những địa danh
gắn liền với cuộc khởi nghĩa ấy đã trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên:
- Trại lính khố xanh; là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hỢp
đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh
giương cao cờ Ngũ tinh nến vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục Quốc
phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay
nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hoá Các dân tộc Việt Nam thuộc phường
Trưng Vương, thành phố Thái nguyên.
- Dinh Công sứ Pháp: Được xây dựng năm 1896 - 1897 là trụ sở của công sứ
người Pháp, kiên cố trên một quả đổi cách Trại lính khố xanh gẩn lOOm về phía tây.
Hiện nay, di tích này vẫn còn nền nhà, hầm ngầm trên quả đổi phía tây khuôn viên Bảo
tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
- Nhà lao Thái Nguyên: Do Pháp xây dựng năm 1903 - 1904, kiên cố không kém
nhà tù Côn Đảo, dùng để giam cầm tù chính trị, có lúc lên tới 200 người. Nhà lao nằm
ngay trung tâm thị xã giữa đường Quyết Tiến và đường Nha Trang hiện nay.
Một 5ố &i ticVi lịcVi s ử - VÃM VtoÁ Việt N A m
c 104 )