Page 102 - Di Tích Lịch Sử
P. 102

Đội Cấn (tức Trịnh Văn Cấn), tên khai sinh là Trịnh Văn Đạt, quê làng Yên Nhiên,
        tục gọi là làng Nhàn, tổng Thượng Nhung, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay là xã
        Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
            Khi còn nhỏ, Trịnh Văn Đạt học chữ Nho vài năm ở làng, sau đó, phụ giúp cha mẹ
        việc nhà nông. Chứng kiến cảnh đàn áp, cướp bóc của bọn thực dân, phong kiến, cảnh
        bẩn cùng của nông dân trong vùng, Trịnh Văn Đạt nhen nhóm ý định tìm đường giết
        giặc cứu nước. Song chưa tìm được cơ hội thì Đạt đã phải thay anh là Trịnh Văn Cấn đi
        lính ở Vĩnh Yên. Kể từ đây, Trịnh Vàn Đạt mang tên của người anh là Trịnh Văn Cấn.
            Năm  1910,  Trịnh Văn  Cấn bị điểu lên  đóng quân ở đổn  Chợ Chu,  thuộc châu
        Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, đã mấy lần Đội Cấn dự định chiếm đồn rổi kéo
        vê' đánh chiếm tỉnh lị Thái Nguyên nhưng không thực hiện được.
            Chuyển vê' đóng ở Trại lính khố xanh Thái Nguyên, Đội Cấn tập hợp xung quanh
        mình những cai, đội có lòng yêu nước, thương nòi, căm thù giặc Pháp và một số binh
        lính khố xanh trong trại để mưu đổ khởi nghĩa.
            Đêm 30, rạng sáng ngày 31/8/1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ. Theo
        lệnh của Đội Cấn,  Đội Trường đã tiêu diệt Giám binh Noen,  Ba Chén giết tên  Phó
        quản Lạp và 7/8 binh sĩ chống đối. Hơn  140 binh sĩ trong Trại lính khố xanh tập hợp
        để nghe Đội Cấn tuyên bố mệnh lệnh khởi nghĩa để “giành lại nước Nam”.
            Sau khi nghe ban bố mệnh lệnh, nghĩa quần chia thành các mủi đi làm nhiệm vụ.
        Mũi tấn công nhà lao do Đội nhất Dương Văn Giá (Đội Giá)  chỉ huy, phá cửa ngục,
        giết Giám ngục Lôe  (Loew), giải phóng tù nhân, khiêng Lương Ngọc Quyến về Trại
        lính khố xanh  (Lương Ngọc Quyến bị thực dân Pháp hành hạ tra tấn dã man khiến
        ông bị liệt 1 chân). Một tốp 5 binh sĩ do Cai Mánh chỉ huy tấn công phá hủy máy móc
        của Nhà dây thép. Ngay trong đêm 30/8, tại Trại lính khố xanh, binh sĩ và các chính
        trị phạm mới được giải phóng (khoảng trên 350 người), được phát quân trang, vũ khí.
        Hội đổng quân sự khởi nghĩa và những người có mặt nhất trí để cử Đội Cấn làm tư
        lệnh trưởng Quang phục quân Thái Nguyên và Lương Ngọc Quyến làm Quân sư. Đội
        Cấn quyết định đặt Quốc hiệu là Đại Hùng, lấy lá cờ vàng có 5 ngôi sao đỏ có hàng
        chữ “Nam binh phục quốc” làm quốc kì, treo ở ngoài cửa thành Thái Nguyên rổi phát
        hịch  (Tuyên  ngôn  thứ  nhất)  tuyên  bố  Thái  Nguyên  độc  lập.  Lực  lượng  nghĩa  quần
        được chia làm 8 đội, xây dựng 8 phòng tuyến chuẩn bị chống địch phản kích. Lương
        Ngọc Quyến làm chỉ huy trưởng 5 phòng tuyến ở ngoại vi tỉnh lị, Đội Cấn làm chỉ huy
        trưởng 3 phòng tuyến trong tỉnh lị, lo giữ thành trì và là lực lượng cơ động chi viện
        cho các phòng tuyến ở ngoại vi.
            Tin Thái Nguyên khởi nghĩa như  sấm sét đánh vào  chế độ  cai trị  của thực  dần
        Pháp. Ngay trong đêm 30/8/1917, Thống sứ Bắc Kì yêu cẩu Tư lệnh tối cao quân đội
        Pháp ở Đông Dương cứu viện, đồng thời tập trung lực lượng quân sự hiện có ở các
        tỉnh xung quanh Thái Nguyên nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa. Bộ binh, pháo binh, cơ
        giới của quân đội Pháp và lính thuộc địa từ Hà Nội, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái
       gồm hàng ngàn tên, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tướng Misa -  Tổng Tư lệnh quân
       Pháp ở Đông Dương và Lơgalen -  Thống sứ Bắc Ki, đêm 31/8 và ngày 1/9/1917 đă tập

                               Một số ^i ticli lỊcVi s\t -  VĂH tioÁ Việt
                                         c   103  )
   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107