Page 172 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 172

dân  quanh  vùng  phương thức  làm  ăn,  tạo  lập  nên những  làng
   quê trù phú.
      Đình  Tây  Đệ  Tam  được  xây  dựng  trên  một  khu  đất  rộng
   3250m^, xa khu dân cư. Tổng thể di tích gồm: Đình nằm chính
   giữa, bên phải là miếu thờ Lệ Trinh nguyên phi, bên trái là giải
   vũ.

      Đình  Tây  quay  hướng  đông,  mặt  bằng  làm  kiểu  tiền  nhất
   hậu  đinh.  Toà  tiền  đường  5  gian,  rộng  13,5m,  sâu  6,5m.  Ba
   gian giữa lắp cửa bức bàn.  Bộ khung toà tiền đường làm bằng
   gỗ  lim  với  12  cột  cái,  12  cột quân,  hệ  thống  vì  nóc  làm  kiểu
   chổng rường giá chiêng, vì nách phía trước làm kiểu kẻ trường,
   vì  nách  phía sau  làm kiểu  chồng  rường  bẩy  kẻ.  Đặc  biệt trên
   các  ván  bưng  các  ô  thông  phong  phía  trong  3  gian  giữa  tiền
   đường còn lưu giữ được mảng chạm khắc tứ linh, hoa lá mang
   phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ XVII.
      Trung  đường  và  hậu  cung  xây  hình  chữ  đinh.  Toà  trung
   đưcmg 3 gian rộng 6,5m, sâu 5,5m.  Có kết cấu khung bằng gỗ
   lim, vì kèo kiểu thượng kèo  cầu hạ quá giang.  Chạm khắc tại
   đây đơn giản.
       Cung cấm một gian xây nối liền với trung đường, xây mái
   chảy lợp ngói  nam,  diện tích khoảng  9m^.  Tại  đây đặt khám
   và tượng thờ Trần Minh Công.

       Theo thống kê, đình Tây Đệ Tam còn lưu giữ được:
       - Câu đối: 03
       - Đại tự: 03

       -  Sắc  phong:  05  (Niên  hiệu;  Tự  Đức  33  (1880),  Đồng
   Khánh  2  (188ồ,  Khải  Định  2  (1917),  2  đạo  Khải  Định  9
   (1924))

                                                                  161
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177