Page 168 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 168
Năm 1237, Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm công chúa
và được sắp đặt kết duyên cùng tướng quân Lê Phụ Trần.
Tướng quân Lê Phụ Trần tên thật là Lê Tần. Do ông có nhiều
công lao đóng góp với đất nước nên được vua Trần ban họ
quốc tích, đổi là Lê Phụ Trần. Tương truyền, sau khi Lý Chiêu
Hoàng kết duyên cùng tướng quân Lê Phụ Trần, hai ông bà đã
về sinh sống tại cung Đệ Nhị (Mỹ Trung) cho tới khi mất. ông
bà thường cấp tiền bạc, ruộng đất giúp đỡ nhân dân Đệ Nhị ổn
định cuộc sống. Sau khi ông bà qua đời, nhân dân lập miếu
thờ, sau này rước về phối thờ tại đình Tây Đệ Nhị cùng tướng
Lư Cao Mang.
Đình Tây Đệ Nhị toạ lạc trên một khu đất cao ráo thoáng
đãng, trước mặt là dòng sông Vĩnh Giang. Phía bắc đình còn
có chùa Đệ Nhị nơi thờ Lệ Trinh nguyên phi, Nguyên Thánh
Thiên Cảm hoàng hậu (mẫu hậu của vua Trần Nhân Tông),
Ngôi đình kiến trúc gồm 2 toà có mặt bằng xây dựng kiểu
chữ đinh. Toà tiền đường 3 gian 2 chái có kích thước dài
13,8m, rộng 5,8m. Bộ khung toà tiền đường được tạo bởi 4 vì
kèo thiết kế kiểu thượng chồng rường hạ kẻ truyền. Hai vì đầu
hồi thiết kế kiểu kẻ moi trụ lửng. Các cấu kiện kiến trúc tại
tiền đường đều được chạm khắc hoa văn cánh sen, lá lật mang
phong cách thời Nguyễn. Nâng đỡ hệ thống vì kèo là bộ khung
lim 4 hàng chân cột, gồm 8 cột cái và 8 cột quân. Tất cả các
chân cột được kê trên chân tảng đá chạm khắc cánh sen. Cung
cấm của đền gồm 3 gian xây quay dọc nối mái với tiền đường
có kích thước dài 6,25m, rộng 3,65m. Bộ khung công trình làm
bằng gỗ lim kiểu 4 hàng chân cột, hệ thống vì làm kiểu mê cốn
157