Page 171 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 171

Đình Tây Đệ Tam thờ Sứ quân Trần Lãm với ý nghĩa tưởng
      nhớ lúc sinh thời ông đã về đây chiêu mộ dân binh, quyên góp
      lương thực để dấy binh dẹp loạn, giúp nhân dân địa phương ổn
      định đời sống.  Việc thờ tự Sứ quân Trần Lãm tại đình Tây Đệ
      Tam và các di tích: Đình Đông Đệ Tam, đình Văn Hưng, đình
      Liễu Nha (Mỹ Phúc), đình Thanh Khê (Mỹ Trung) và đình Đệ
      Tứ (Lộc Hạ) đã gián tiếp khẳng định vai trò và vị trí của vùng
      đất Nam Định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh
      Bộ Lĩnh thế kỷ X.

         Ngoài  thờ Sứ quân  Trần  Lãm,  đình  Tây  Đệ  Tam  còn  thờ
      tướng  Trần  Dũng  Lược.  Theo  cuốn  thần  tích  “Đinh  triều  gia
      tướng Chiêu linh hiển ứng Dũng Lược đại vương ” hiện lưu giữ
      tại  di  tích thì Trần  Dũng  Lược  sinh  ra  và  lớn  lên  tại  làng  Đệ
      Tam, sau này theo phò giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn  12 sứ quân
      và lập nhiều công lao. Khi ông mất, được nhân dân địa phương
      suy tôn là Bản cảnh thành hoàng.  Các triều đại phong kiến về
      sau sắc phong cho ông là:  Chiêu linh hiển ứng Dũng Lược đại
      vương.

         Sang  thế  kỷ  XIII,  Đệ  Tam  là  vùng  đất  thuộc  hành  cùng
      Thiên Trường của nhà Trần.  Cùng với hàng loạt các cung điện
      khác,  cung  Đệ  Tam  được  xây  dựng  dành  cho  cho các  hoàng
      thân quốc  thích.  Hiện  nay,  tại  đình  Tây  Đệ  Tam  còn lưu  giữ
      bài vị thờ Lệ Trinh nguyên phi, thiếp yêu của Hoàng đế Trần
      Thái Tông. Ngọc phả và truyền thuyết địa phương cho biết, sau
      khi  Lệ  Trinh  nguyên  phi  mất,  nhân  dân  các  làng  Phù  Nghĩa
      (Lộc  Hạ),  Đệ Nhị  (Mỹ Trung),  Đệ  Tam  (Mỹ  Phúc)  lập  miếu
      thờ để  tri  ân công  đức  bà đã có công  dựng chùa, mở chợ dạy



      160
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176