Page 177 - Di Tích Lịch Sử Đền Trần - Chùa Tháp
P. 177

Những  năm  gần  đây,  nhân  dân  địa  phương  đã  rước  bài  vị
       Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn từ đền Bảo Lộc về phối
       thờ tại đền.
           Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, hiện nay tại Nam Định
       ngoài đền Thiên Trường (Lộc Vượng) chỉ có đền Vạn Khoảnh
       là nơi  thờ Thái  thượng  hoàng  Trần  Thừa.  Vì  vậy,  vấn  đề  này
       cần phải tiếp tục nghiên cứu, mà trước mắt là những biện pháp
       hữu hiệu nhằm bảo vệ tốt ngôi đền Vạn Khoảnh.
           Đền  Vạn  Khoảnh  nằm  trong  khuôn  viên  phía  sau  là  nhà
       dân và sông Châu Giang, phía trước là cánh đồng và đường đi
       Lý Nhân-  Hà Nam,  đưòíng  đến  di  tích rất khó khăn  không  có
       điều kiện để phát huy giá trị.
            Đền làm kiểu tiền chữ nhất hậu chữ đinh: Toà tiền đường 3
       gian được dân làng phục dựng năm  1992, bộ vì kiểu quá giang
       trốn  cột  (quá giang  bằng  bê  tông),  bẩy tiền  bằng chất liệu bê
       tông, mái lợp ngói tây.
           Trung đường 3 gian khung gỗ lim, vì kèo quá giang, nền lát
       gạch men Trung Quốc.
           Cung cấm  1  gian mái  chảy đổ bê tông gắn ngói nam. Trên
       bệ thờ gian giữa đặt ngai, bài vị thờ thuỷ tổ Thái thượng hoàng
       Trần Thừa.
           Theo thống kê, đền Vạn Khoảnh còn lưu giữ được:
           -  Sắc  phong:  05  (niên  hiệu:  Tự Đức  6  (1853),  Tự Đức  33
       (1880), Đồng Khánh 2 (1887), Duy Tân 3 (1909), Khằi Định 9
       (1924)).
           Nhân dân địa phương tổ chức lễ tưởng niệm công ơn các vị
       thần vào  các  dịp:  1 5 - 1 8   tháng  giêng;  15  đến  20  tháng  8  và
       ngày  10  tháng  12  âm  lịch  với  nghi  thức  chủ  yếu  là  dâng
       hương.


        166
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182