Page 352 - Dạy Học Vật Lý
P. 352

SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai

              Năm  1824 Pharađây được giới thiệu để bầu vào hội Khoa học Hoàng gia

       Luân Đôn. Khi đó Đêvi đang là chủ tịch hội. Pharađây biết rằng đây sẽ là một tình

       huống khó khăn trong mối quan hệ của ông với Đêvi.  Bởi vì không bao giờ Đêvi
       công nhận một người đang làm trợ lí  cho mình lại trỏ thành thành viên của hội

       Khoa học Hoàng gia.

              Mặc  dù  Đêvi  kiên  quyết  phản  đối,  nhưng  đa  số  vẫn  bỏ  phiếu  cho
       Pharađây,  vì  vậy  Pharađây  trở  thành  thành  viên  của  hội.  Chẳng  những  thế  mà

      ngay năm sau, năm  1825,  ông  lại  còn được  hội  Hoàng gia đề  cử làm  giám đốc
      phòng thí nghiệm của hội.  ở  đây có điều rất đáng nói về tư cách của Pharađây.

      Tuy Đêvi  không ủng  hộ  việc  Pharađây trở thành  thành viên  của hội  Khoa  học
       Hoàng gia nhưng Pharađây vẫn luôn luôn đánh giá cao và tôn trọng Đêvi, đặc biệt

      không bao giờ Pharađây có một hành động nào, dù rất nhỏ như một lời nói chẳng

      hạn, tỏ ra chống lại Đêvi.
              Cuối  năm  1824  Pharađây  bắt  đầu  nghiên  cứu  một  ý  tưởng  theo  hướng

      ngược lại thí nghiệm ơcxtit. vấn đề ông đặt ra là: thí nghiệm ơcxtit cho biết dòng
      điện “sinh ra” từ trường, vậy liệu có hiện tượng ngược lại, từ trường sinh ra dòng

      điện, hay nói rộng ra là từ trường sinh ra điện trưòng?

              Các  thí  nghiệm Pharađây tiến  hành trong nhiều năm  sau  đó  không  giúp
      ông  chứng  minh  điều  mà  ông  mong  muốn  lúc  đầu.  Tuy  nhiên,  từ  những  thí

      nghiệm  đó,  cuối  cùng  Pharađây  lại  phát  hiện ra  một  hiện  tượng  vô  cùng  quan
      trọng, đó là không phải từ trưòiig sinh ra điện trường như ông nghĩ mà là sự biến

      thiên của từ trưòng theo thời gian sinh ra điện trường, ông đã công bố phát hiện

      đó vào năm 1831  tại hội Khoa học Hoàng gia. Ngày nay, hiện tượng đó được gọi
      là hiện tượng cảm ứng điện từ. Phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ được coi

      là một trong những phát minh vĩ đai nhất của con người.





      352
   347   348   349   350   351   352   353   354   355   356   357