Page 350 - Dạy Học Vật Lý
P. 350
SPBook - vưoTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Cuộc du khảo của Đêvi kéo dài 18 tháng, từ tháng 10 năm 1813 đến tháng
4 năm 1815, qua Pháp, Italia, Thụy sĩ và miền Nam nước Đức. Đối với Maicơn,
chuyến đi này là rất bổ ích, vì nhờ chuyến đi, anh được gặp nhiều nhà khoa học
châu Âu, trong đó có những nhà khoa học nổi tiếng như Ampe, Vônta.
Khi trở về Luân Đôn, Maicơn vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ trợ lí ở Học viện
Hoàng Gia. Ngày 21 tháng 5 năm 1821, Maicơn Pharađây được giao thêm nhiệm
vụ quản lí ngôi nhà của Học viện.
Tháng sau đó, ngày 12 tháng 6, Maicơn Pharađây cưới cô Xara Bacna
(Sarah Bamard), con gái ông Etuôt Bacna (Edward Bamard), làm nghề thợ bạc.
Dựa vào những tài liệu còn lưu lại, ta biết rằng cuộc hôn nhân của hai người thật
là hạnh phúc, Bacna luôn luôn ủng hộ hết mình công việc của Pharađây.
Mặc dầu hai người không có con nhưng họ có hai cháu ruột, Macgơri An
Rêt (Margery Ann Reid) và Giên Bacna (Jane Bamard), cùng sống với họ trong
thời gian dài.
Phát minh ra hiện tượng cảm ứng điện từ
Ta đã biết năm 1820, thí nghiệm ơcxtit cho biết dòng điện có tác dụng
làm quay kim nam châm. Nhưng kim chỉ quay đi một góc rồi dừng lại. Từ đó
Vônlaxtơn (Wollaston), một nhà khoa học nổi tiếng trong hội Hoàng gia Luân
Đôn, nảy ra ý định thiết kế một thí nghiệm sao cho hoặc là kim nam châm quay
liên tục hoặc là dòng điện quay liên tục chung quanh trục của chúng. Đây là một ý
tưởng rất hay, bởi vì nếu thành công thì thí nghiệm đó sẽ mở đầu cho một hướng
nghiên cứu mới là biến điện thành cơ. Vônlaxtơn nói chuyện đó với Đêvi, khi ấy
mới được bầu làm chủ tịch hội Hoàng gia thay Giôdep Banh (Joseph Banks) vừa
qua đời. Hai ông đến phòng thí nghiệm của hội Hoàng gia làm thí nghiệm để thực
hiện ý tưởng đó. Những lúc hai ông làm thí nghiệm, Pharađây đều không có mặt ở
đó. Một hôm (vào tháng 7 năm 1821), nghe lỏm được hai ông thảo luận với nhau.
350