Page 122 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 122
Con hãi bố mẹ trà lừi
mới đủ đầy, nguyện cầu sung túc. Đến như nước cũng "trCf" cho đầy
lu, đầy ang, đầy vại, đầy chum dùng đủ trong ba ngày tết. Huống chi
"Ông trạng lấy muối làm ngon/ Lấy nước làm sạch, lấy con làm giàu"
thì sao lại quên cho được một thứ không thể thiếu trong từng bữa ăn
là muối, mà phải để đến mùng một, mùng hai phải đi mua? Con
người cần muối cũng như cần không khí và nước. Nên thế mới có
câu: "Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau". Có người còn nói
muối là đậm đà, là mặn mà nên mớí mua muối để giữ quanh năm,
để tình người cũng mặn mà, gia đình hòa khí. Chẳng ai muối dưa,
muối cà trong ba ngày tết cả. Còn cuối năm mua vôi để làm gì? Ngày
xưa, mỗi khi tết đến nhà ai cũng có "Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ -
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Trên cây nêu có một miếng
vải đỏ vẽ cung tên để trừ ma quỷ. Cái hình cung tên này được vẽ
bằng vôi. Nên vôi phải mua trước ngày hai mươi ba tháng chạp, tức
là trước ngày dựng nêu. Lại có người giải thích rằng vôi là để tẩy trừ
tất cả những gì xấu xa, không hay, không tốt của năm qua, để đón
mừng năm mới. Tú Xương từng viết: "Thiên hạ xác rồi còn đốt
pháo/Nhân tình trắng thế lại bôi vôi". Bôi vôi ở đây là nói chuyện vẽ
cung tên vào cuối năm và quét vôi vỉa hè, trên thân cây. Tập tục này
còn giữ cách đây mươi năm. Cứ tết đến là nhiều nhà mua vôi về quét
tường nhà, quét miếu, đền đình và quét cả trên các thân cây to.
Tại sao lại kiêng quét nhà, đổ rác ra ngoài trong
^ mấy ngày Tết?
Từ xưa dân ta đã có tục lệ là kiêng không quét nhà vào mùng 1 tới
mùng 3 Tết. Không quét nhà, không đổ rác, tránh dọn dẹp vì sợ thần
Tài sẽ theo đó mà đi ra khỏi nhà. Trong ba ngày này, vạn bất đắc dĩ
phải quét nhà thì họ quét vào trong nhà và vun rác thành đống ở góc
- f tỉ-