Page 124 - Con Hỏi Bố Mẹ Trả Lời
P. 124

Can hãi bấ mọ trỏ lời


         đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Một
         hôm, Ngọc Hoàng mở tiệc đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang bày lên
         mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết lão
         tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu lão vào phía góc chạn. Trong
         bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là món ngon vật lạ

         thơm phức. Đang đói sẵn, lão giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để.
         Khi lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều
         như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng không ngăn được cơn
         thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người
         sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội và bị đày xuống trần,
         bắt phải làm cái chổi để làm việc luôn tay và tìm thức ăn trong rác
         rưởi dơ bẩn.  Lâu về sau, thấy cái chổi ngày này qua  tháng khác

         không lúc nào được nghỉ, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ
         ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Nguyên đán. Bởi
         vậy đời sau trong dịp Tết Nguyên đán, người ta  có tục lệ kiêng
         không quét nhà để cho chổi được nghỉ.






                   ^   Tết Nguyên đán bắt nguồn từ văn hóa dân tộc của
             ~         quốc gia nào?



            Theo  lịch  sử  Trung  Quốc,  nguồn  gốc  Tết  Nguyên  đán  có  từ
         đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam
         đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần.
         Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp,
         làm  tháng  đầu  năm.  Nhà  Chu  ưa  sắc  đỏ  nên  chọn  tháng  Tý,

         tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm
         về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: Giờ Tý thì có trời, giờ Sửu
         thì  có  đất,  giờ  Dần  sinh  loài  người  nên  đặt  ra  ngày  tết  khác
         nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất


      Is- -    ■  . gg -  ■        .ặệ..
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129