Page 50 - Chữa Bênh Cao Huyết Áp Và Biến Chứng
P. 50
❖ Phân tích theo Đông y:
Rễ Cam thảo bắc vị ngọt, tính bình, để sống có tác
dụng giải độc, tả hỏa, chích Cam thảo loại tẩm mật sao
vàng có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hòa các vị
thuốc. Riêng cam thảo chữa cảm ho, mất tiếng, viêm họng,
mụn nhọt, đau bao tử, ỉa chảy, ngộ độc. Chích Cam thảo
bổ tỳ vỊ hư nhược, ỉa lỏng, thân thể mệt mỏi, kém ăn.
26- Nước quả Hổng xanh chữa cao huyết áp:
Quả Hồng xanh 30-40g giã nát thêm nước, gạn uống.
Quả Hồng chín vị ngọt, chứa đường, các khoáng chất,
sinh tố c, dùng để ăn chín hoặc phơi khô làm thuốc.
Nhưng quả hồng hơi xanh, còn tươi thì tính hàn làm hạ
huyết áp, cho nên người có huyết áp thấp, tiêu hóa kém,
thân nhiệt lạnh không dùng được.
27- Phổ tai (Hải đới) chữa cao huyết áp do nhiệt:
Phổ tai 8-12g rửa sạch, thái nhỏ, nấu nước uống,
hay nấu chè phổ tai đậu xanh, để thanh nhiệt, hạ huyết
áp, giải độc.
Phổ tai là loại hải tảo chứa nhiều iode, chất đạm,
đường, chất béo, sắt, vôi... có giá trị bổ sung dinh dưỡng
cho cơ thể, tính hàn, làm tiêu chảy, làm lợi tiểu, chữa
phù thủng, sưng chân do thủy thấp, bướu cổ, hóa nhiệt
đàm, chữa tràng nhạc, sát trùng, thanh lý nhiệt và thức
ăn tích tụ trong trường vị, thanh huyết, đổi máu.
❖ Chống chỉ định:
Người tính hàn, thân nhiệt thấp, thận suy hay tiểu
nhiều không dùng được. Nếu cần dùng iode trong Phổ
51