Page 354 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 354
nào do Ban Chấp hành cấp đó q^uyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trunq ương Đọàn.
Thành phần đại biểu gồm các Uy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại bieu do đại hội
Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. Đại biểu chỉ định không quá
năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập.
3. Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc
chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành
cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu. Việc cho rút tên và bổ sung đạị
biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội
quyết định.
4. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp
hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp
đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa được quyết định công nhận tiến bộ.
5. Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban Chấp
hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên, bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn câp trên. Thành phần
hội nghị đại biểu gồm các ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban
Chấp hành cấp dưới cử lên, số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết
định.
6. Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa để điều hành công việc của đại
hội, hội nghị. Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên
hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị.
Điều 8:
1. Việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng
bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; ủy ban Kiểm tra và các chức danh
trong ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu
quyết.
3. Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu
mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần
bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên
một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số
người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần
hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc
hội nghị quyết định.
4. Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý
của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp.
5. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử.
6. Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại.
Điều 9:
1. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp.
2. Ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công
nhận. Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc
ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định công
nhận của Ban Chấp hành Đoàn cap trên trực tiếp.
3. ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn thì thôi tham gia Ban Chấp hành và
cho rút tên trong kỳ họp Ban Chấp hành gần nhất. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành xem
xét quyết định.
4. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp tỉnh trở xuống khi khuyết thl do Ban Chấp hành cấp
đó thảo luận, thống nhất bầu bổ sung và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định công
nhận. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số lượng ủy viên Ban Chấp hành do đại hội
quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp co quyền chi định tăng thêm mọt số ủy viên Ban
Chấp hành cấp dưới nhưng số lượng không vượt quá 15% số lượng Uy viên Ban Chấp hành đã
343