Page 127 - Chăm Sóc Sức Khoẻ Bằng Y Học Cổ Truyền
P. 127

+  Phép  bổ  can  huyết:  Dùng  đương  qui,  tục
          đoạn, ngưu tất, xuyên khung.
              + Phép bổ can khí:  Dùng thiên ma, bạch  truật,
          cúc hoa, sinh địa, tê tân,  đỗ trọng.
              Các phương pháp  điều trị bệnh  can  đều căn cứ
          vào chứng hậu  đê đề xuất,  nhưng cũng có không ít
          những  danh  từ  khác  nhau  mà  thực  tê  lại  có  ý
          nghĩa giống nhau như:
              -  BỔ  can,  dưỡng  can,  tư  can:  Can  chủ  tàng
          huyết hư tất phải  dùng tư nhuận  để bổ dưỡng cho
          nên  gọi  là  bổ,  dưỡng,  tư.  Ba  cách  gọi  khác  nhau
          nhưng  cũng  chung  một  mục  đích  là  điều  trị  can
          huyết bất túc.
              -  Nhu  can,  hoãn  can,  hòa  can:  Can  là  tạng
          cương  có  tính  khổ  cấp  thường  xuất  hiện  can  khí
          thượng nghịch, can hỏa xung kích.  Cương thì dùng
          thư  để  ức  chế,  cấp  thì  dùng  vị  ngọt  để  giải,  mục
          đích là  đê  hòa giải.  Cho nên  gọi là  nhu,  hoãn,  hòa.
          Những phương pháp này thường dùng đê trị chứng
          can  khí,  can  hỏa  mà  căn  bản  là  do  huyết  hư  gây
          nên, còn có ý nghĩa điều dưỡng.
              -  Liễm  can:  Huyết  hư  dương  không  tiềm  tàng
          được,  hỏa  phong  và  bốc  lên.  Trong  phép  tư  dưỡng
          phải  gia  thêm  vị  có  tác  dụng  toan  khu,  khiến  cho
          âm xúc túc thì dương tư liễm, phong tự dẹp nên gọi
          là  liễm.  Liễm can thường  dùng cho chứng hậu của
          can dương, can phong.


          128
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132