Page 144 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 144
. Các dại cáng thẩn trong lịch sử Việt Nam 145
Thủy bộ chư dinh, kiêm Nội ngoại Bình chưorng quân quốc
trọng sự Thái sư Lạng Quốc công”. Phàm binh quyển ở ngoài
khổn, công việc nhà nước, mưu lược trù tính, phong tước bổ
quan xa gần được tùy tiện xử quyết rồi sau mới tâu vua.
Trịnh Kiếm càng dốc lòng trung trinh, phàm công việc gì
đều quyết đoán rõ ràng , mọi việc đều đâu ra đấy.
Năm Bính Ngọ (1546) vua về hành điện tại Yên Trường, sách
Vạn Lại, Trịnh Kiểm thống lĩnh quân binh, chinh đốn việc triều
đình giữ vững châu Ái, châu Hoan. Nhiều quan văn, võ tướng và
kẻ thức giả từ phía Đông Việt bỏ nhà Mạc về Tây Đô theo nhà Lê
Trung hưng như Phụng Quốc Công Lê Bá Ly, Trạng nguyên
Nguyễn Thiến, danh sĩ Lưong Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan
(Trạng Bùng, quê Phùng Xá, Thạch Thất)...
Hào kiệt trong nước theo về càng đông, thế lực Nam triều
càng vững mạnh.
Năm 1548, vua Lê Trang Tông mất thọ 34 tuổi. Con lớn của
Trang Tông là Duy Huyên nối ngôi lấy hiệu là Lê Trung Tông.
Công việc triều đình đều giao cho ông quyết định cả. ông
mở nhiều cuộc hành quân đánh sâu vào hậu phưong quân
Mạc, uy hiếp thành Thăng Long của Mạc triều.
Tháng 9 năm Ất Mão(1555) ông chi huy tướng lĩnh, đập
tan cuộc tiến công của quân Mạc do danh tướng Mạc Kính
Điển chỉ huy trên sông Mã. Quân Mạc bị thiệt hại nặng nề “
quân của giặc hon vài vạn, chết gần hết, thây giặc lấp kín
sông... lấy được khí giới không xiết kể”.
Năm 1556, vua Lê Trung Tông băng hà khi mới 22 tuổi,
không có con nối ngôi, ông cùng với các đại thần bàn rằng:
“Nước không thể một ngày không có vua” Bèn sai ngưòi đi tìm
con cháu đích hệ vua Lê để đưa lên ngôi tìm mãi không còn ai,
sau tìm được cháu sáu đời Lam Quốc công Lê Trừ là Lê Duy