Page 141 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 141
142 fú sách 'Việt Nam - đất nuớc, con ngưòí'.
rừng sâu giáp biên giới Ai Lao phía cực Tây Thanh Hoa.
Trong những ngưòi đến Sầm Châu theo Nguyễn Kim và
vua Lê là Lê Trang Tông, có một người nghèo khổ, xuất thân
trong đám lê dân, sau này trở thành một người có công lớn
nhất của sự nghiệp Trung hưng nhà Lê. Tên tuổi được lưu
truyền và sử sách và được bàn luận nhiều, đó là Trịnh Kiểm.
Tổ tiên ông quê làng Xáo Son (còn gọi là làng Sóc Son),
huyện Vĩnh Ninh, trấn Thanh Hoa (đến đời vua Lê Trang Tông
đổi thành huyện Vĩnh Phúc), đời Tây Son đổi thành huyện
Vĩnh Lộc cho đến ngày nay. Cao tổ ông là Trịnh Kỷ, tằng tổ
ông là Trịnh Liễu, nhà nghèo, ham học, tích đức, chăm làm
việc nghĩa. Họ hàng khen Hiếu, xóm làng khen Đễ, rồi sau
chuyển đến làng Biện Thượng (Nay là làng Bồng Thượng), xã
Vĩnh Hùng, làm việc thiện không mỏi, nhân hậu có thừa, lấy
vợ họ Hoàng ờ Biện Thượng.
Trịnh Lan sinh ra Trịnh Lâu, cũng chăm làm việc phúc, lấy
vợ ở Hổ Thôn, xã Vệ Quốc, huyện Yên Định, cách Biện Thượng
bởi sông Mã, vợ là người họ Hoàng, sinh ra Trịnh Kiểm.
Trịnh Kiểm sinh ngày 24-8 năm Quý Hợi (1503), niên
hiệu Cảnh Thống thứ 6 đời vua Lê Hiển Tông, ông có tên húy
là Phiến, sau gọi là Kiểm, được sinh ra ở Hổ Thôn, quê mẹ.
Cũng như tiếng đồn trong dân gian thường có với các
danh nhân kiệt xuất trong lịch sử, còn lưu truyền trong dòng
họ và ghi vào gia phả họ Trịnh là: “Khi sinh ra Trịnh Kiểm, có
hào quang rực sáng đầy nhà”. Năm ông lên ổ tuổi thì bố chết,
ông theo mẹ là bà Hoàng Thị Dốc về quê nội, làng Sóc Son.
Nhà nghèo, mẹ con cày cuốc, rau cháo nuôi nhau.'"’ ông
' Tục truyền rằng: Kiểm mồ côi cha từ lúc 6 tuổi, sống nghèo nản ờ quê ngoại -
thôn Hổ - với mẹ là bà Hoàng Thị Dốc. Nhà nghèo nhưng mẹ Kiểm có sờ
thích rất trái cảnh: bà chỉ thích ăn thịt gà luộc mà lại chì ăn hai đùi và