Page 138 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 138
. Các đại câng thần trong tịch sứ Việt Nam 139
với vua Lê giữ kín tin Thái sư mất e lòng quân rúng động, tổ
chức phòng thủ sợ quân Mạc lợi dụng tấn công. Kiểm bàn với
Nguyễn ưông và Nguyễn Hoàng bí mật khẩn đưa thi hài phụ
thân về quê nhà, làng Gia Miêu huyện Tống Scm, chờ đại quân
rút về rồi mới phát tang. Uông và Hoàng lên đường ngay. Vài
hôm sau, quân Lê rút lui lập phòng tuyến tại núi Tam Điệp.
Vua Lê và Trịnh Kiểm yên tâm trớ về Tống Son lo tang lễ.
Từ đó quyền hành lọt vào tay Trịnh Kiểm, người tiếp tục
lãnh đạo cuộc trung hưng nhà Lê đến thành công.
Chứng kiến và cảm nhận nỗi nhục nhã Mạc Đăng Dung đầu
hàng nhà Minh, nhiều người đưoĩig thời đã bất mãn. Và vì bất
mãn nên cũng có lắm người đã làm mồi cho lưỡi gưom vô đạo của
Mạc Đăng Dung. Nhưng Nguyễn Kim thì khác, ông đã thảo ra
một kế hoạch hành động đủ cho Mạc Đăng Dung phải khiếp sợ.
Nguyễn Kim rút ra khỏi tầm sát hại của Mạc Đăng Dung, tạo
dựng một thế lực mới, một thế lực trung hung nhà Lê.
Nguyễn Kim đã xuất hiện trong bối cảnh lịch sử giai
đoạn 1527-1545. ông đã xuất hiện vì vua Lê và đã chết cho
vua Lê dưới danh nghĩa phò Lê chống Mạc. Quả thật, phát
động phong trào phò Lê chống Mạc trong khi nhân tâm còn
giao động bởi sự thoán nghịch, thì việc phục hưng không phải
là chuyện dễ. Nhưng có lẽ đối với Nguyễn Kim, chuyện khó
mấy ông cũng phải làm. Và khi Nguyễn Kim dưong cao ngọn
cờ trung hưng, tự nó đã mang một ý nghĩa cao cả của người
nghĩa khí. ở đây, uy tín và quá khứ dòng tộc là một yếu tố
khác góp phần vào việc quyết định thái độ dấn thân. Có thể vì
truyền thống, có thể vì danh dự tổ tiên, nhưng trên hết,
Nguyễn Kim đã tự đảm nhận một sứ mệnh thừa kế sự nghiệp
lịch sử của tiền nhân.
Cứ nhìn vào quá trình công nghiệp và danh tiếng của
dòng họ Nguyễn xây đắp từ triều nhà Đinh đến hậu Lê, chắc