Page 35 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền
P. 35
HÀ NỘI - THẮNG CÀNH • 35
Tây Hồ, đình Phất Lộc Thái Bình, Hoa Lư có
một ông phỗng nhỏ tí... Phỗng là ai? Nhiễu người
cho phỗng là tù binh Chàm, bị bắt làm người
phục vụ. Bởi vậy mà tượng phỗng ở đền Bạch
Mã nước da ngâm đen. Cũng có người nói phỗng
là vô sư hầu cận. Nhưng phỗng cũng rất giống
chú Tểu hay ra rao mở màn trong múa rối nước.
giữa phố. Đặc biệt ở Thăng Long cổ là ngoài toà thành chính, có
thêm một bức thành đất bao quanh khu dân cư, có trổ 21 cửa ô.
Ngày nay chỉ còn độc nhất một cửa ô Quan Chưởng.
Cửa ô Quan Chưởng có một cửa chính và hai cửa phụ, kiểu
kiến trúc dưới thời Gia Long. Tên chính thức của cửa ô này là
Đông Hà Môn. Trên tường có gắn tấm bia năm 1881, ghi lệnh
của Tổng đốc Hoàng Diệu, cấm binh lính sách nhiễu người qua
lại. Có lẽ hồi đó, dân ngoại thành mang rau cú, hàng hoá vào
bán, qua cổng này hay bị lính tráng xà xẻo.
Nhà Lưu niệm 48 Hòng Ngang
{Bản đồ tr 29) Càn nhà giữa khu phô cổ này nguyên là của một
thương gia tham gia phong trào Việt Minh. Trong những ngày
tháng sôi động năm 1945, ở tầng trệt vẫn là nơi buôn bán tấp
nập, nhưng tầng trên là nơi hội họp bí mật của Thành bộ Việt
Minh.
Sau ngày Cách Mạng tháng Tám thành công, tại đây có các
cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 25 tháng 8 thì
Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đây. Và trong một căn phòng nhỏ,
Bác Hồ đã viết Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Nhà cổ 87 Mã Mây và 38 Hàng Đào