Page 34 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền
P. 34
34 • HÀ NỘI - THẮNG CẢNH
vọng. Có gì ngoạn mục đâu! Nhà không phải là cổ, đường xe cộ
chen chúc.
Phố cổ không hiện ra sờ sờ như kim tự tháp đâu. Nhưng
phố cổ đẫm một hồn ‘Kẻ Chợ’ vô cùng đặc sắc. Mà muốn hiểu
cái tinh thần này, bạn chỉ có cách phải xuông xe, thả bộ lang
thang. Đường phố cổ rất ngắn. Mỗi phố một nghề. Đi thong thả
để nghe tiếng chí chát ở Hàng Thiếc, ngửi mùi thuốc Bắc ở phô
Thuốc Bắc, ngắm hàng mã rực rỡ phố Hàng Mã... Cảm giác ấm
cúng và thú vị. Hài hòa và đa dạng. Dần dà bạn sẽ thấy thêm
hồn phô cổ cũng rất mặn mòi thơm tho, vì nó còn là tô bún chả,
bát miến lươn, hạt mứt sen. Bạn hãy tha thứ cho tôi khi trong
đoạn món ăn Hà Nội tôi chỉ tập trung vào các quán trong khu
phô' cổ. Đó chỉ là kết quả của tình yêu phô' cổ thôi.
Đền Bọch Mã
(Bản đồ tr 29) Sô' 6 Hàng Buồm. Ngôi đền thờ thần Long Đỗ,
hay thần Bạch Mã, thần trấn giữ mặt đông trong Thăng Long
Tứ Trấn. Núi Long Đỗ, rốn rồng, hay núi Nùng, là núi thiêng
của Thăng Long. Khi Thái thú Cao Biền xây thành Đại La, đem
sắt và đồng chôn các chỗ long mạch để trấn yểm, bị thần Long
Đỗ dùng sấm sét đánh tan. Cao Biền phải lập đền thờ. Đến khi
Lý Thái Tổ dời đô, xây thành bị sụp lở mãi. Sai người cầu khẩn
ở đền, thì có con ngựa trắng đi ra, đi đến đâu để dấu chân lại.
Vua truyền lệnh xây thành theo dấu chân ngựa, thành mới được
xây xong.
Hàng Buồm có đông người Hoa nên chùa có kiến trúc kiểu
chùa Tàu. Có tượng đồng thần Long Đỗ, và cũng có tượng Phật.
Chú ý hai tượng phỗng quỳ hai bên bàn thờ chính.
ÔNG PHỖNG
Phỗng còn có nghla là ‘bé bự', ông phỗng bụng bự, má phình,
chấp 2 tay quỳ trước bàn thờ. Rất nhiều đình và đền miền Bắc có
tượng phỗng. Ta gặp ông phỗng ở chùa Thầy, đình Quảng Bá quận