Page 30 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền
P. 30
30 • HÀ NỘI - THẮNG CẢNH
Vàn Miếu có nhiều lớp cổng để tôn sự trang nghiêm. Bạn hãy
dừng ở cổng thứ ba, trước khi vào khu vực nhà bia, để ngắm
Khuê Văn Các (lầu sao Khuê, ngôi sao vàn học). Kiến trúc này
dựng nàm 1805, thời Nguyễn. Các ô cửa vuông trên tầng lầu
trang trí một vòng tròn tượng trưng cho sao Khuê đang tỏa
sáng. Nhỏ, đcm giản, nhưng có cái đẹp của ‘nho nhã’.
Hai dãy bia tiến sĩ hai bên hồ Thiên Quang Tỉnh (giếng trời
trong sáng) như muôn đọng lại những tinh hoa của trời đất.
Hiện có 82 bia của 82 khoa thi Đình. Bia xưa nhất của khoa
năm 1442, bia khoa cuôi nàm 1779. Các khoa thi dưới triều
Nguyễn được dựng bia ở Văn Miếu Huế.
Đi tiếp vào khu vực trong là nhà Đại Bái, có tượng Khổng
Tử và các môn đệ.
Khuôn viên trong cùng có nhà Thái Học, dựng lại năm 1999.
Xưa kia nhà Thái Học là giảng đường dành cho các cử nhân
muôn học thêm. Hiện nhà Thái Học thờ tượng các vị có công
phát triển Nho học ở nước ta, là Lý Thánh Tôn, Lý Nhân
Tông, Lê Thánh Tông và Chu Văn An. Các tượng này mới đúc
năm 2003, riêng tượng đồng Chu Văn An cao trên 3m.
Cuô'i cùng, đừng quên ghé bảo tàng Mỹ Thuật, rất hay, một
kho cổ vật tiêu biểu các thời đại Việt Nam (xem phần bảo
tàng ở sau).
Chùa Hoẻ Nhai
(Bản đồ tr 26, 27) Số 19 Hàng Than (gần đầu cầu Long Biên),
quận Ba Đình. Đến phố này nhớ mua bánh cốm. Đường Hòe
Nhai ở gần đó xưa kia là con đường quan trọng từ hoàng thành
ra bến đò, thời Lý có lệ mỗi vị quan phải trồng một cây hòe
bên đường.
Nguyên là một ngôi chùa cổ, có từ đời Lý, còn gọi là chua
Hòa Giai, Hồng Phúc Tự. Chôn tổ của phái Tào Động. Chùa
có tượng Phật ngồi trên lưng ông vua, có thể theo tích vua Đế
Thích tình nguyện làm giường cho Phật ngồi thuyết pháp.