Page 40 - Bửu Ngôn Du Lịch 3 Miền
P. 40

40  •   HÀ NỘI - THAM QUAN

         nguyên là nơi để siêu độ cho những kẻ phơi thây trên chiến
         trường. Trong chùa có pho tượng Đức ông, tương truyền là tượng
         vua Quang Trung, phải làm như vậy để tránh sự cấm đoán của
         nhà Nguyễn. Tượng rất độc đáo, tạc một người trung niên  phương
         phi, y phục đại triều, nhưng thê ngồi thoải mái, bình dân, một
         chân tụt giày, để trần cho mát.

         Đền  Hai  Bà  Trưng  (Đồng  Nhãn)
         (.Bản đồ tr 26, 27) Giáp với đường Đồng Nhân, con đường nhỏ
         gần ngã tư Nguyễn Công Trứ, Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng. Như
         nhiều đình chùa Hà Nội, đền có sự tích cổ kính. Hai Bà sau khi
         thất trận, nhảy xuống Hát Giang tự tử, hoá thành hai tảng đá
         trôi xuôi sông Hồng, tấp vào bãi sông thuộc làng Đồng Nhân.
         Dân làng rước lên, và đền thờ dựng năm 1142 đời Lý. Năm
         1819, bãi đất ven sông bị lở nên mới dời vào vị trí hiện nay.
           Tượng đá xưa nay không còn. Đền thờ có tượng Hai Bà bằng
         đất luyện, với tượng 12 nữ tướng. Kế bên có miếu thờ Tam Toà
         Thánh Mầu và thờ Phật.
         Chùa  Liên Phái
         (Bản đồ tr 26,27) Gần đền Đồng Nhân, ở đường
         Bạch Mai, phía giáp Đại cồ Việt, vào ngõ Chùa
         Liên.  Chùa dựng khoảng năm 1726. Nguyên
         đây là phủ đệ của quý tộc Trịnh Thập, em chúa
         Trịnh Cương, và cũng là phò mã của vua Lê.       y n
         Ông này đào đất sau nhà, được một ngó sen
         bằng đá, cho rằng mình có duyên với đạo, bèn
         đi tu, đổi phủ đệ thành chùa.
           Trước sân chùa có ngọn tháp cao 9 tầng, xây
         năm 1890. Phía sau chùa có tháp  Cứu Sinh,
         tháp mộ của ông Trịnh Thập, là ngôi tháp cổ
         nhất còn lại của nội thành Hà Nội.
         Đền Voi Phục
                                                        Tháp chi/3 Liên Phái
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45