Page 381 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 381

T R Ả   LỜ I

        Câu  1:
           Đoạn  thơ  thể  hiện  trách  nhiệm  của  người  lính  hảl  đảo  phải  chịu  đựng  mọi
        gian  khổ,  khắc  nghiệt  của  thiên  nhiên  nhằm  bảo  vệ  biên  cương  Tổ  quốc  với
        niềm lạc quan thật đáng ca ngợi.
        Câu 2:
           Những  từ  ngữ và  hình  ảnh  trong  đoạn  thơ  thể  hiện  sự gian  khổ  chịu  đựng
        của  người  lính  hải  đảo  như:
           -  Về từ ngữ có  từ:  “nhuốm;  vượt qua...”
           -   Về  hình  ảnh  có:  “phong  ba  mưa  nắng  gió  trời”;  “chưa  mỏi  chân  nào,  con
        sóng trùng cao”...
        Câu 3:
           -   Đoạn thơ thuộc thể thơ tự do  hỗn  hợp.

           -   Lời  thơ thề  hiện trách  nhiệm cao quý  của người  lính  hải  đảo là:
           “Đã là lính  quê  hương là trọng”.
           Lời  thơ thể hiện  niềm lạc  quan  của  người  lính  hải  đảo là:
           -  “Vẫn  ca khúc hát yêu đời”.
           hay:  “Tô thêm cờ đỏ yên bình  núi  sông”.
        B. Anh  (chị),  đọc  đoạn  văn  dưới  đây và  giải  thích các  câu hỏi  sau:  (l,5đ)
           ...“Một  vùng  đất  không  dấu  chân  người,  chỉ  có  những  đầm  lầy  và  rừng  rậm
        kế  tiếp  nhau.  Khi  con  người  xuất  hiện  thì  đó  là  sự  ăn  nhập  tuyệt  vời  đối  với
        thiên  nhiên  hoang  dã;  một  tráng  đinh  thô  kệch,  không  nguồn  gốc  xuất  xứ,
        không  thân  nhân  quyến  thuộc,  không  sở  hữu  gì  hết  ngoài  chính  sức  lao  động
        của mình.  Anh  ta  đến  để tìm  một nơi  sinh  sống.  Và bằng nghị  lực  mạnh  mẽ  và
        đôi  bàn  chân  luôn  luôn  bám  chặt  vào  đất,  anh  ta  đã  lao  tác  trên  đất  đai,  đã
        phát  quạng  bụi  rậm,  đã  cày  bừa  và  gieo  trồng,  dã  vác  đá,  đã  đốn  gỗ,  đã  làm
        nhà,  đă  chăn  nuôi  gia  súc,  đã  lấy  vỢ  và  sinh  con,  đã  xây  dựng  nên  một  trang
        trại  trù  phú  sau  bao  năm  tháng  miệt  mài.  Tóm  lại,  từ  đất  và  với  đất  ISAK  -
        tên của tráng đinh  nọ  đã trở thành  Chúa trời  của chính  mình.  Anh  ta  đã  tạo  cả
        một  thế  giới  của  con  người  đầy  sự  sống  giữa  thế  giới  của  một  hoang  địa  khô
        cằn...” (trích  tiểu thuyết “Phúc lành  của đất” của nhà văn Na Uy -   Knut  Hamsun
        -   1859-1952 -   Giải  Nobel  1920).
        Câu  hỏi:
          Câu  1: Nêu lên  tư tưởng chủ  đạo của  đoạn  văn  trên.
          Câu 2: Ý nghĩa  nội  dung của  đoạn văn  trên.
          Câu  3:  Cách  sử dụng  từ ngữ nào  cùng  kết  hỢp  những  hình  ảnh  nào
              đã  làm  nên ý  nghĩa  giá trị của  đoạn văn  trên?

        38 0
   376   377   378   379   380   381   382   383   384   385   386