Page 370 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 370
2. Lời thơ nào thể hiện ý trọng tâm của đoạn thoT? Hãy giải thích để
làm sáng tỏ?
Lời thơ: “Làm sao được tan ra” là thể hiện ý trọng tâm của đoạn thơ, đó là
ước vọng chính đáng của nhà thơ. Xuân Quỳnh ghi lại một lời tự sự ngắn gọn (5
chữ) nhưng bày tỏ một quan niệm sông đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình”. Vì cuộc sông của một đời người cũng chỉ là hữu hạn, giới hạn, mỗi ngày
đi qua theo bước đi của thời gian, chúng ta lại thấy cuộc đời mình ngắn lại, hẹp
lại gần kề với cái chết mà quan niệm của nhà Phật cũng đã nói: “Sinh, Lão,
Bệnh, Tử”, cuộc đời là vô thường và quan niệm của Thiên Chúa giáo cũng thế:
“Con người căng chỉ là cát bụi, nấm mồ là nơi trú ngụ cuối cùng của một đời
người” nếu thế thì tình yêu cũng lãng quên, cũng mất khi chúng ta không còn
hiện hữu trên cuộc đời như lời bày tỏ của nhà thơ: “Em đâu dám nghĩ tình yêu
là vĩnh viễn. Hôm nay yêu mai có thể xa rồi”. Vì thế chúng ta phải sông như thế
nào? Phải làm như thế nào để cuộc sông có ý nghĩa. Với nữ sĩ Xuân Quỳnh,
chúng ta không thể sông với tình yêu cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chật chội tầm
thường, chúng ta không chỉ biết “hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp” hay
hạnh phúc là “một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” mà phải có hạnh phúc
chung, niềm vui chung và muôn có hạnh phúc chung ấy, chúng ta phải “làm sao
được tan ra” phải biết đem “cái tôi” hòa chung vào “cái ta”, phải biết đem tình
yêu riêng của chính mình hòa vào tình yêu cộng đồng, tình yêu đồng bào, tình
yêu nhân dân, quê hương, đất nước thì tình yêu của chúng ta, tình yêu của em
mới bất tử vĩnh hằng. Đây là một quan niệm sông đẹp, lẽ sông đẹp để cuộc sông
có ý nghĩa làm nên giá trị sức sông cho bài thơ “Sóng” suốt bao nhiêu năm qua.
3. Thỉ pháp để làm cái hay cái đẹp, ý nghĩa cho đoạn thơ là biện
pháp nghệ thuật gì?
Cái hay, cái đẹp ý nghĩa cho đoạn thơ trên là biện pháp ẩn dụ kết hợp so
sánh, sử dụng hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, giàu chất suy tưởng,: giàu tính
triết lí. Kết hợp với lời thơ tự sự, thể thơ ngắn gọn (5 chữ) đã giúp cho người đọc
tìm thấy ước vọng chính đáng của nhà thơ có một quan niệm về tình yêu thật
đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đó là tình yêu bất tử vĩnh hằng là
giá trị sức sông cho bài thơ “Sóng” gần nửa thế kỉ qua.
Câu 2: (3đ) (Nghị luận xã hội)
Những kiến thức cần nắm:
1. Lời cố nhân: “Tiên học lễ, hậu học văn” (lời cổ nhân).
2. Quan niệm của nho giáo - Khổng Tử có nói: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” (Ngũ
thường: năm nhân tô' quan trọng của con người cần phải có để hình thành
một nhân cách sông đẹp).
3. Lời cồ nhân có nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (lời cổ nhân)
4. Có ý kiến rằng: “Sức mạnh đồng tiền đã hủy hoại nhân cách giá trị đạo đức
con người” (lời nhận định).
3 6 9