Page 317 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 317
thể hiện, lộ ra bên ngoài. Như vậy con người có vàn hóa là người biết cách ứng
xử làm sao hài hòa thích nghi với mọi người, đem lại sự quý mến của những
người xung quanh.
- Về cách ăn nói: Người có vàn hóa bao giờ cũng nói năng điềm đạm, chân
thành, nhã nhặn, phải “uốn lưỡi nhiều lần trước khi nói”. Đế phân biệt sự giàu
nghèo trong xã hội, người ta dựa vào tài sản và đế phân biệt nét văn hóa của
con người, người ta dựa vào ngôn ngữ. Người có văn hóa thường biết sử dụng từ
vựng tinh tế, đẹp đẽ và sử dụng đúng nơi, đúng chỗ. Ngược lại kẻ không có văn
hóa, lúc nào cũng có thể ăn nói cộc lóc, thô lỗ, văn tục, thiếu suy nghĩ.
- Về cách ăn mặc: Người có văn hóa bao giờ cũng biết ăn mặc tươm tâi, phù hợp
với công việc, tuổi tác, mức sống, phù hợp với không gian sinh hoạt. Người có văn
hóa sẽ không mặc bộ váy ngắn, hở hang, cũn cỡn đến những nơi tôn nghiêm như
nhà thờ, đền, chùa, miếu thờ. Người có vàn hóa cũng không đi dự đám cưới bằng áo
thun, quần bó hay đi dự đám tang với chiếc áo sặc sỡ nhiều màu. Chúng ta trở nên
vô duyên, lạc lõng nếu không biết cách ăn mặc, việc trang điểm phải phù hợp với
không gian, môi trường, hoàn cảnh sống. Lời người xưa từng nói: “quen sợ dạ, lạ sợ
áo quần” đó sao!
- Về cử chỉ, thái độ: Người có văn hóa là người có cử chỉ, thái độ đúng mực,
không kiều cách giả tạo cũng không quá buông tuồng, cũng không khúm núm, sợ
sệt hay hông hách, phách lối. Trong mọi cử chỉ ăn uô'ng, đi đứng, nằm, ngồi,
người có văn hóa thường giữ cho mình một phong thái đường hoàng, chuẩn mực.
Chúng ta nên hiểu rằng, nếu ai đó hồn nhiên, vô tư nói chuyện điện thoại quá
lớn giữa phòng họp, lớp học, hay giảng đường là cử chỉ thiếu văn hóa hay một
thanh niên trẻ trung lại dửng dưng vô cảm khi thấy một cụ già không có chỗ
ngồi trên xe buýt là cử chỉ phi văn hóa hay có một sô" người chặt phá cây xanh,
bỏ rác, phóng uế bừa bãi không đúng nơi quy định, tất cả những người ấy làm gì
là người có văn hóa. Lời danh ngôn có nói: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi
người ta quên tất cả”. Như vậy những gì còn lại là “những giá trị chuẩn mực”,
cao đẹp thuộc về con người. Vậy người có văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến
người khác. Họ luôn luôn mang đến cho người được tiếp xúc một sự thân thiện,
quý mến, ngưỡng mộ.
Luận diểm 2: Vậy làm thế nào để bảo vệ, gìn giữ và phát huy những yếu tố
văn hóa trong mỗi con người?
Theo chúng ta, cuộc sống hiện đại ngày nay, sẽ mang nhiều điều mới mẻ, hấp
dẫn làm thăng hoa cho cuộc sông nhưng cũng kéo theo nhiều thứ độc hại và có
những thứ đã xâm hại nét văn hóa của con người. Vậy trước tiên, chúng ta
phải nhận thức đâu là “những giá trị văn hóa đích thực” và đâu là “những giá
trị phi văn hóa”. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ xác định cho mình một
thái độ đúng đắn phù hợp trước cuộc sông. Cái gì cần phải học tập, noi gương,
phát huy và điều gì cần bài trừ, lên án. Chúng ta phải luôn luôn ý thức, hướng
316