Page 311 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 311

vậy: “thái độ tự phụ” được hiểu như thê nào? Thái độ tự phụ là luôn luôn tự đề cao
       mình,  đánh  giá  quá cao,  không  đúng với  năng  lực,  thực  chất  của  chính  bản  thân,
       xem  thường  người  khác.  Thái  độ  tự  phụ  làm  cho  con  người  tự  kiêu,  tự mãn,  hài
       lòng  với  chính  mình,  hài  lòng  với  những  gì  mà  mình  đã  có,  không  cần  cố gắng
       phấn  đấu,  học  hỏi,  khám  phá  trước  cái  mới  và  nếu  quá  tự  phụ  sẽ  dễ  rơi  vào  ảo
       tưởng,  lệch  lạch  ở bản  thân.  Và thái  độ  tự phụ  còn  đề  cao  quá  mức  về  bản  thân,
       cho mình cái ^   cũng đúng,  coi thường người khác.  Nhưng ta phải hiểu rằng, trong
       binh  pháp  Tôn  Tử  đã  từng  nói:  “Biết  minh,  biết  người,  trăm  trận  trăm  thắng”.
       Như vậy,  khi  biết  tự đánh  giá  đúng về  khả  năng  của  mình  và  nắm  bắt,  đánh  giá
       về  khả  năng  của  người  khác  thì  mới  có  cách  ứng  xử hợp  lí  để  đưa  chúng  ta  đến
       thành công.
         3.  Cần phải có biện pháp gì để khắc phục về  hai thái độ  trên?
         -   Về  thái  độ  tự  ti:  Phải  phá  vỡ  định  kiến  tự  ti  mặc  cảm  ở  chính  mình,  nếu
       không  ta  sẽ  trở  nên  hèn  nhát,  thụ  động  không  dám  đối  mặt  với  thách  thức  và
       không  có  cơ  hội  khẳng  định  chính  mình,  không  khám  phá  những  năng  lực  tiềm
       tàng  của  chính  mình.  Phải  biết  đối  mặt  với  mọi  thử thách  để  khẳng  định  chính
       mình  trước  cuộc  sống.  Không nên  đánh  giá  quá thấp  về  bản  thân.  Nếu  có  thái  độ
       như thế,  sẽ hạ thấp hình ảnh  của mình trong mắt mọi  người.  Phải  soi  rọi  ở chính
       bản thần  để từng bước xóa  đi  định  kiến  cũ về  tự ti.  Nếu không tự mình  đánh  mất
       cơ hội trước cuộc sống,  đồng thời tự cô lập,  sống khép kín cuô'i  cùng có thể đưa đến
       căn “bệnh trầm cảm”.
           Về thái độ tự phụ:  Nếu còn thái độ tự phụ sẽ không có tinh thần cầu tiến, học
       hỏi,  nghiên  cứu  thì  làm  sao  tài  năng phát huy tô"t  đẹp  theo  xu  thế phát  triển  của
       xã hội,  của thời  đại.  Nếu ngọc không mài,  không giũa thì  làm  sao  ngọc sáng,  ngọc
       quý.  Nếu  con  người  không tôi  luyện,  cầu  thị  sẽ  đưa  đến  sự tụt  hậu  ở chính  mình.
       Phải tự nhìn  lại và soi  rọi  ở bản thân vì  cuộc  sống là vô cùng,  mà sự hiểu biết của
       con  người  là  giới  hạn.  Như vậy  phải  biết  cầu  tiến,  học  hỏi  những  kiến  thức  mới,
       phải  “học,  học  nữa,  học  mãi”  phải  biết  cập  nhật  hóa  để  bản  thân  khỏi  tụt  hậu.
       Phải  mạnh  dạn  xóa bỏ thái  độ tự phụ để thích  nghi,  hòa nhập vào  cuộc  sống.  Nếu
       không  sẽ  biến  mình  thành  kẻ  lập  dị,  phô  trương,  khoác  lác  trong  mắt  mọi  người
       và  cuôl  cùng  chuôh  lấy  sự  thất  bại.  Như vậy,  nếu  thái  độ  tự ti  và  tự  phụ  không
       khắc  phục  được,  sẽ  trở  thành  kẻ  tụt  hậu,  lạc  hậu  ngay  trong  xã  hội  mình  đang
       sông và chuốc lấy thất bại.
          4.  Liên hệ  bản thân;  Qua  phần  giải  thích  về  thái  độ  tự ti  và  tự phụ,  giúp  cho
       mỗi chúng ta cần phải có một suy nghĩ đúng đán trước cuộc sôhg.  Mỗi người, phải tự
       nhìn lại  chính bản thân,  phải biết yêu quý bản thân, yêu quý những gì  mà mình có
       và  tin  tưởng  những  gì  mình  có  thế  làm  được  và  phải  luôn  luôn  tự  tin  trước  cuộc
       sống, tự đánh giá đúng đắn chính bản thân mình, là thể hiện lòng tự trọng. Và phải
       luôn  luôn  nhớ  rằng  trong  cuộc  sống  này,  “không  có  ai  dại  để cho  mình  khôn  bao
       giơ”,  “con  voi  dữ sẽ  có  người  nài  hay”.  Những  ai  còn  có  thái  độ  tự phụ,  tự kiêu,  tự


       310
   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315   316